Tiêm ngừa uốn ván vấn đề rất quan trọng bị bỏ quên

 

Liên tiếp trong những ngày qua đã có 03 trường hợp uốn ván phải nhập viện điều trị, trong đó có 02 ca nặng, một ca chuyển lên tuyến trên nhưng tử vong, hiện còn 01 ca đang điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức. Các ca này đều xuất phát từ những vết thương nhỏ như cán chổi quét nhà có dây kẽm quẹt chảy máu, đạp đinh…Do vết thương nhẹ nên không chú ý đi tiêm ngừa uốn ván sau đó bệnh bùng phát rất nặng, co gồng liên tục cần phải hỗ trợ hô hấp bằng máy thở cùng các thuốc an thần, dãn cơ bơm liên tục mới khống chế được các cơn co giật. Tuy nhiên tình trạng Bệnh nhân vẫn còn nguy kịch.

Uốn ván là một bệnh cấp tính rất nặng, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 02 ngày đến 02 tháng, trung bình là từ 7 – 8 ngày. Bệnh do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra đặc trưng bởi các cơn co giật trên nền tăng trương lực cơ. Khi đã xuất hiện triệu chứng thì cơ hội sống sót là rất thấp. Do đó, mọi người khi bị các vết thương hở, trầy xước, rách da đều tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Các loại vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao bao gồm vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây,… Cần được sơ cứu kịp thời, tiêm phòng khẩn cấp càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là sau 24 giờ bạn không thể tiêm vắc – xin nữa. Vắc – xin vẫn có thể tiêm sau 24 giờ, chỉ là tiêm càng muộn thì tác dụng bảo vệ càng ít đi. Đến khi bệnh khởi phát thì gần như các biện pháp điều trị đều là quá muộn, đa số các trường hợp bệnh tử vong.

 

D:\VIET BAO\Ảnh\IMG-7550.jpg

Bệnh uốn ván đang thở máy

Long xuyên ngày 27/08/2020

BSCKII. Phạm Ngọc Kiếu

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)