Mỗi dịp lễ hay Tết đến xuân về, bạn bè và người thân sẽ cùng nhau quây quần bên những bửa tiệc đoàn viên trong không khí ấm áp, hạnh phúc. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm có nguy cơ cao xảy ra vào những dịp này nếu bạn không biết cách phòng tránh.
Chúng ta có thói quen dễ dãi cho những thực phẩm ăn hằng ngày vì cho rằng chúng an toàn. Tuy nhiên khi người bán không tuân thủ các nguyên tắc chế biến, bảo quản thì vấn đề nhiễm khuẩn sẽ xảy ra. Theo Vnexpress ngày 26/11/2024, 342 người mua bánh mì của cửa hàng Cô Ba ở Vũng Tàu bị các triệu chứng đau bụng, sốt cao, tiêu chảy, trong đó một người tử vong nghi ăn bánh của tiệm này. Sản phẩm chủ yếu của tiệm là bánh mì thập cẩm gồm thịt luộc, chà bông, bơ, patê, chả lụa, nước sốt, đồ chua, hành. Nhà chức trách sau đó công bố ngộ độc do thịt heo luộc, pate heo, chả lụa, rau sống ăn kèm của cơ sở nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli.
Chủ tiệm bán bánh mì Cô Ba bị xử phạt 125 triệu đồng, Quyết định buộc chủ cơ sở chịu mọi chi phí khám, điều trị cho người bị ngộ độc thực phẩm và phải ngừng hoạt động 5 tháng. Chủ cơ sở bị xác định có 4 hành vi gồm: Bán thực phẩm gây ngộ độc từ 5 người trở lên; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; người chế biến thức ăn không dùng găng tay khi tiếp xúc thực phẩm chín; sai quy trình sản xuất.
Vào ngày rằm tháng 07 năm 2023 tại Huyện Chợ Mới có gia đình làm từ thiện nấu chè phân phát miễn phí cho nhiều người ăn sau đó hàng loạt người bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu.
Mỗi khi dịp lễ, Tết thì nguồn thực phẩm rất dồi dào, do nhu cầu của người dân, tình trạng kiểm duyệt, quản lý gặp nhiều khó khăn, người bán thì khó tuân thủ các qui trình đã đặt ra nên tình trạng nhiễm khuẩn thực phẩm càng dể xảy ra.
Về các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, có thể xuất hiện khoảng vài phút, vài giờ hoặc khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại. Trong đó, những triệu chứng này sẽ ở mức độ nặng hay nhẹ hay kéo dài trong thời gian bao lâu còn tuỳ vào các yếu tố bao gồm: loại tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.
Cụ thể, bạn cần lưu ý đến những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm có: Đau bụng, Buồn nôn, nôn mửa, Tiêu chảy, Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu, Bị sốt, Chán ăn, Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, Đau đầu, choáng váng, chóng mặt, Ớn lạnh, rùng mình, Đau khớp và cơ. Đặc biệt, nếu ngộ độc thức ăn đã ở tình trạng nặng, bệnh nhân còn có thể có những biểu hiện như: Cảm thấy khát nước nhiều, Môi bị khô, mắt trũng, da nhăn nheo, Mạch nhanh, giọng nói yếu ớt, Tay chân lạnh, Liên tục bị nôn ói, Sốt cao kéo dài.
Khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thực phẩm báo hiệu tình trạng nặng này, bạn không nên lơ là. Thay vào đó, điều quan trọng nhất cần làm là phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Cẩn thận khi chọn mua thực phẩm, nhất là với các loại có rủi ro gây ngộ độc cao, nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng kèm với chất lượng đảm bảo. Cụ thể, ví dụ đối với từng loại thực phẩm nhất định như sau: Rau củ quả: chọn loại tươi, còn nguyên, không có tình trạng hư thối hay dập nát. Thịt, cá, tôm: chọn loại tươi, không có mùi lạ, mùi hôi hoặc mùi bị ôi thiu. Thực phẩm đóng hộp hay đóng gói sẵn: chọn sản phẩm rõ ràng về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, nhà phân phối và thành phần. Tránh chọn loại có phần vỏ bị hư hỏng, biến dạng (nắp phồng lên). Đồng thời, chỉ mua ở nơi có độ tin cậy cao, tránh các địa điểm không chắc chắn về độ an toàn.
Khi tình trạng này xảy ra, sức khỏe người bệnh sẽ bị tác động tiêu cực. Trường hợp ở mức độ nhẹ thì họ sẽ khỏe lại sau vài ngày điều trị. Song nếu mức độ nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, thậm chí có thể xuất hiện trường hợp bị tử vong khi không được kịp thời phát hiện và điều trị. Đăc biệt các đối tượng như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, chị em phụ nữ đang trong thai kỳ, những người có hệ miễn dịch yếu hay người mắc bệnh mạn tính.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một việc làm cần thiết. Muốn như vậy, bạn cần cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn cũng như trước và sau khi dùng bữa. Đồng thời, các dụng cụ và đồ dùng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được vệ sinh kỹ.
Cẩn thận khi đi ăn ngoài
Với cách phòng tránh này, bạn cần lựa chọn ăn uống ở quán ăn hay nhà hàng có sự đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các đối tượng có rủi ro cao bị ngộ độc thức ăn càng cần thận trọng khi đi ăn uống bên ngoài vào dịp Tết hay bất cứ thời điểm nào khác.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Cùng với đó, gợi ý cho bạn một số cách phòng tránh tình trạng này xảy ra trong những ngày Tết sắp đến. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Ca ngộ độc vào Khoa Hồi sức phải thở máy, lọc máu…điều trị rất phức tạp
BSCKII. Phạm Ngọc Kiếu. Trưởng khoa Hồi sức BVĐKTT An Giang