Khoa Nội Thận – Tiết Niệu

KHOA NỘI THẬN – TIẾT NIỆU

Tâm Đức Đồng Hành – Giành Lại Sự Sống

I. Thông tin chung

Khoa Nội thận – Tiết niệu thuộc Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang thành lập vào ngày 08/07/2009, trên cơ sở tách từ khoa Nội tổng hợp. Ngày 01/08/2019 khoa Nội thận – Tiết niệu tách ra thêm một khoa đó là khoa Thận nhân tạo.

Trải qua 14 năm hình thành và phát triển đến nay, khoa Nội thận – Tiết niệu hiện có gồm 22 nhân viên (1 Trưởng khoa, 1 Phó Trưởng khoa, 1 Điều dưỡng trưởng và 19 nhân viên) với cơ số giường kế hoạch là 50 giường.

Địa điểm: Lầu 7 – Khu C, tòa nhà 10 tầng Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

Email: khoanoithanbvag@gmail.com

Tập thể khoa Nội thận – tiết niệu

II. Chức năng – nhiệm vụ

1. Chức năng

Khoa Nội Thận – Tiết Niệu là 1 khoa Lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang; chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về khám và điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý: suy thận mạn, suy thận cấp, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu….

2. Nhiệm vụ

– Tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị các bệnh thận-tiết niệu nội khoa như: nhiễm trùng tiểu, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, bệnh thận do Đái tháo đường, Lupus ban đỏ biến chứng thận, Suy thận cấp, Bệnh thận mạn và Suy thận giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng.

– Khám, tư vấn, quản lý và điều trị hiệu quả các bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận, các bệnh thận có nguyên nhân miễn dịch.

– Quản lý, khám và điều trị ngoại trú khoảng 130 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5 lọc màng bụng.

– Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng .

– Tham gia phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.

– Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.

3. Đào tạo nghiên cứu khoa học:

Khoa đã thực hiện và phối hợp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện và Sở y tế nghiệm thu và ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị như :

– Đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả an toàn của kỷ thuật lọc màng bụng sớm trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang”

– Đề tài: “ Nghiên cứu mật độ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang”

– Đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi tính thấm màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang”

– Đề tài: Đặc điểm tăng kali máu ở bệnh nhân suy thận mạn và tác dụng Glucose ưu trương và Insulin trong điều trị tăng kali máu”.

III. Cơ cấu tổ chức – nhân sự:

1. Cơ cấu – Quy mô tổ chức

 

2. Tình hình nhân sự :

Tổng số nhân sự: 22 .

Trong đó:

  • 01 BS CKII; 02 BS CKI;
  • 04 Bác sĩ đa khoa;
  • 05 Cử nhân điều dưỡng; 05 Cao đẳng điều dưỡng; 05 Điều dưỡng trung học.

IV. Những thành tích nổi bật :

Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân làm Lọc màng bụng liên tục

(Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis)

Bệnh nhân tự thay dịch hằng ngày tại nhà sau khi được mổ đặt Catheter Tenckhoff và huấn luyện thành thạo. Mỗi tháng bệnh nhân chỉ phải tới bệnh viện một lần để Bác sĩ khám bệnh, xét nghiệm máu, lãnh dịch và thuốc. Hằng ngày, bệnh nhân sẽ tự thay dịch 4 lần (sáng – trưa – chiều và trước khi đi ngủ), mỗi lần mất khoảng 20 – 30 phút.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn 5 lọc màng bụng bằng máy

(Automated Peritoneal Dialysis)

Việc lọc được thực hiện tại nhà với sự trợ giúp của máy Homechoice Claria giúp trao đổi dịch lọc trong khi ngủ. Bệnh nhân sẽ được kết nối vào máy để thực hiện từ 3 đến 7 chu kỳ thay dịch trong thời gian 8-10 giờ vào buổi tối. Ban ngày bệnh nhân có thể đi học, đi làm và sinh hoạt bình thường.

KHÔNG NGỪNG HỌC TẬP CHIA SẺ KINH NGHIỆM

Tại khoa, bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ tiến triển của bệnh thận-tiết niệu như: nhiễm trùng tiểu, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, bệnh thận do Đái tháo đường, Lupus ban đỏ biến chứng thận, suy thận cấp, bệnh thận mạn và suy thận giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng có biến chứng hoặc kèm các bệnh nội khoa khác như: viêm tắc AVF, viêm phúc mạc, phù phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy tim, viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng tiêu hóa, viêm loét dạ dày-tá tràng… Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân.

Công tác Điều dưỡng là một trong những công việc quan trọng trong bệnh viện, là sự kết hợp giữa điều trị với chăm sóc, nuôi dưỡng phục hồi chức năng và giáo dục sức khoẻ. Người điều dưỡng sử dụng kiến thức, kỹ năng để giúp đỡ người bệnh và cộng đồng trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giảm đau đớn về thể chất, tinh thần và biết cách tự chăm sóc bản thân một cách cơ bản nhất. Đội ngũ điều dưỡng của khoa được xây dựng thành một đội ngũ vững chuyên môn, mang phong cách chuyên nghiệp và có trình độ, kỹ năng cơ bản, đáp ứng được mục tiêu chung của hệ thống y tế Việt Nam về tiêu chuẩn điều dưỡng viên trong tình hình mới.

V. Định hướng phát triển:

Tiếp tục thu hút nhân lực bác sĩ, điều dưỡng, đào tạo và cho đi học chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển công tác chẩn đoán, điều trị tất cả các bệnh Nội thận – tiết niệu.

Tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kỹ thuật cao của bệnh viện trong chẩn đoán và điều trị.

Theo sát nhu cầu thực tế của bệnh nhân tại địa phương và khả năng của bệnh viện, triển khai và phát triển thẩm phân phúc mạc bằng máy (APD) ngoại trú và tiến tới ghép thận.

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)