HÃY BỎ THUỐC LÁ NGAY HÔM NAY ĐỂ GIẢM NGUY CƠ TỬ VONG DO BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP KHÁC

HÃY BỎ THUỐC LÁ NGAY HÔM NAY ĐỂ GIẢM NGUY CƠ TỬ VONG DO BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP KHÁC

                               Tác giả : Khoa Nội Hô Hấp BVĐKTTAG

Hiện nay số người hút thuốc lá trên toàn thế giới đã giảm đều đặn trong những năm gần đây. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết như vậy trong báo cáo công bố ngày 16/11, đồng thời kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh triển khai các biện pháp kiểm soát để loại bỏ tình trạng nghiện thuốc lá.

Theo báo cáo, trong năm 2022, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, giảm so với 1,32 tỷ người trong năm 2018. Con số này dự kiến giảm xuống 1,27 tỷ người vào năm 2025, tương đương mức giảm khoảng 50 triệu người trong giai đoạn 7 năm, ngay cả khi dân số toàn cầu gia tăng. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên trên thế giới dự kiến giảm xuống còn 20% vào năm 2025, so với mức hơn 30% ghi nhận vào năm 2000.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định xu hướng giảm này là rất “đáng khích lệ”. Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát thuốc lá.

Số liệu của WHO cho thấy mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người tử vong vì thuốc lá, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.

Trong báo cáo mới công bố, WHO cảnh báo số người tử vong do thuốc lá mỗi năm sẽ tiếp tục gia tăng ngay cả khi tình trạng sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm dần. WHO đồng thời hoan nghênh việc 60 quốc gia trên thế giới đang trên tiếntrình hướng tới mục tiêu 30% số người hút thuốc lá từ năm 2010 đến năm 2025. Khi tổ chức này công bố số liệu cách đây hai năm, con số này chỉ là 32 quốc gia.

Theo số liệu báo cáo nghiên cứu của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam, năm 2015 tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) hút thuốc lá chiếm 22.5%, trong đó, tỷ lệ nam hút thuốc lá chiếm 45,3% và nữ chiếm 1.1%. Năm 2023, tỷ lệ người tuổi trưởng thành hút thuốc lá chiếm 20,2% (giảm 2,5% so với năm 2015), trong đó, tỷ lệ nam hút thuốc lá chiếm 38,9% và nữ chiếm 1.5%. Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá năm 2023 so với năm 2015 có giảm tuy nhiên tỷ lệ giảm không đáng kể.

Tỷ lệ người hút thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn cao, nguyên nhân do một số người tìm đến thuốc lá muốn giải tỏa áp lực tinh thần trong cuộc sống. Bởi trong thuốc lá có những hoạt chất hóa học có tác dụng làm tê liệt tạm thời hệ thần kinh. Chính vì vậy, khi căng thẳng và áp lực một số cá nhân vô tình hút thuốc lá và dẫn đến hình thành thói quen hằng ngày trong cuộc sống. Đồng thời, trong thuốc lá còn có nicotine có khả năng gây nghiện nên một số người khi đã hút thuốc thì rất khó để bỏ, thậm chí tần suất sử dụng thuốc lá còn có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam như hiện nay là do văn hóa giao lưu.

Tại cộng đồng vẫn tồn tại việc mời nhau điếu thuốc lá tưởng chừng như đơn giản và là một phép lịch sự đã vô tình khiến nhiều người tiếp xúc với thuốc lá và quen dần với chúng. Đặc biệt, ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang có hiện tượng hút thuốc lá để thể hiện bản thân và xu hướng thuốc lá đang dần xâm nhập mạnh mẽ vào giới trẻ, nhất là lứa tuổi học sinh. Ngoài những nguyên nhân trên, có một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá gia tăng do người dân chưa nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe cộng đồng.

THÀNH PHẦN CỦA KHÓI THUỐC

TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC LÁ CHỦ ĐỘNG VÀ BỆNH HÔ HẤP

Ảnh hưởng của thuốc lá  chủ động đến chức năng phổi

  • Khi hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi qua khí quản để vào phổi
  • Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi
  • Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy.
  • Viêm mạn tính niêm mạc đường thờ è Tăng bài tiết đờm
  • Hệ thống lông chuyển bị phá huỷ è Bài xuất đờm ra khỏi đường hô hấp kém

Chất nhầy bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí

 

  • Tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở
  • Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn
  • Tăng nhiễm virus
  • Tăng nhiễm vi khuẩn thường
  • Tăng lao phổi
  • Tăng các bệnh phổi mạn tính

Ung thư phổi

  • 90% trường hợp được chẩn đoán K phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền.
  • Nguy cơ bị K phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư

Hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Giãn phế nang

Nguy cơ tử vong do Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nếu nguy cơ bị chết vì Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc là 1 thì nguy cơ này tăng lên 66 lần ở  người nghiện nặng

Người hút thuốc có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 lần và ung thư thanh quản cao gấp 12 lần  người không hút thuốc (WHO)

 

CÁC BỆNH DO HÚT THUỐC LÁ

NGUY CƠ MẮC BỆNH DO THUỐC LÁ

Bệnh Nguy cơ khi không hút Nguy cơ khi có hút Tỷ lệ tử vong do hút thuốc
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1 6 80-90%
Viêm tắc động mạch chi 1 9 68-98%
Ung thư phổi 1 10 80-85%
Đột tử do bệnh tim trước 45 tuổi 1 5 75-80%
Tử vong do ung thư khác 1 2 30%
Bệnh mạch vành 1 2 25-43%

Sources :  Fielding, 1985 ; US Dept of Health and Human Services, 1989; Wald, 1996; Slama, 1998.

CHUNG TAY VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG KHÓI THUỐC

Để việc cai thuốc lá được hiệu quả và dễ dàng hơn

Bạn: có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như tư vấn điều trị nhận thức chuyển đổi hành vi hướng dẫn người cai thuốc lá, thực hiện các kế hoạch để giải quyết những tình huống khó khăn, khó chịu khi cai thuốc; sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá… Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện từ từ những hoạt động dưới đây để giúp bản thân nhanh chóng từ bỏ được thuốc lá:

Lên kế hoạch: Bạn cần lên kế hoạch cụ thể, xác định rõ tư tưởng cai thuốc lá không hề dễ dàng. Người cai nên có kế hoạch rõ ràng, thực hiện từng bước để cảm nhận được hiệu quả.

Cắt giảm dần số lượng thuốc lá: Bỏ thuốc lá ngay lập tức rất khó, thường gây những khó chịu ban đầu như mất tập trung, cáu gắt, khó chịu… Bạn nên giảm dần số lượng thuốc mỗi ngày, giảm từ từ đến khi không còn hút nữa.

Tập thể dục điều độ: Giúp cơ thể tăng cơ bắp, oxy đến các bộ phận bằng cách tập thể dục là một ý kiến rất khôn ngoan. Thể thao cũng giúp đánh lạc hướng tâm trí của bạn khỏi thói quen hút thuốc.

Không uống rượu và các loại nước có ga: Đừng để bản thân chìm vào những chất kích thích khác khi bạn muốn từ bỏ thuốc lá. Uống rượu bia cũng gây tác động xấu đến cơ thể và không giúp ích được nhiều cho quá trình cai thuốc. Việc uống nước có ga cũng khiến bạn thèm thuốc lá hơn, vậy nên hãy uống nước lọc để giúp cai thuốc lá hiệu quả.

Học cách kiểm soát căng thẳng: Khi mệt mỏi, hãy thử xoa dịu tâm trí bằng những cách giải trí khác nhau như nghe nhạc, xem phim, nấu ăn hoặc ca hát… Tất cả sẽ giúp bạn quên đi thuốc lá và bớt căng thẳng, hạn chế thói quen hút thuốc khi strees.

Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát cơn thèm thuốc tốt hơn. Ăn nhiều cà rốt, cần tây, sữa sẽ giúp cơ thể được thanh lọc nhanh hơn, khử được mùi thuốc trên lưỡi và góp phần làm sạch phổi.

Cam: Những loại trái cây họ cam, quýt giúp bạn bỏ thuốc lá dễ dàng, đồng thời tăng cường sức khỏe. Trong quả cam chứa nhiều vitamin C giúp trị khô và thâm môi do hút thuốc lá. Ngoài ra, quế cũng là loại dược liệu giúp bạn kiểm soát cơn thèm thuốc lá hiệu quả.

Ăn mặn, ăn trái cây khô: Trong những ngày bỏ thuốc, bạn nên ăn mặn hơn một chút. Nếu bạn cảm thấy thèm thuốc, hãy rắc ít muối lên lưỡi, sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc! Ngoài ra, người bỏ thuốc lá nên ăn những loại trái cây khô có mùi thơm để lấn át cơn thèm.

Chơi với người không hút thuốc: Thường xuyên đi chơi với bạn bè hút thuốc sẽ khiến cơn thèm thuốc của bạn trỗi dậy. Hãy kết thân với những người không hút thuốc và quyết tâm, đặt cược về chính mình, đồng thời tự thưởng cho mình sau mỗi giai đoạn bỏ thuốc lá thành công.

Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su giúp bạn kiểm soát cơn thèm nicotine, tốt nhất là kẹo không đường.

Đánh răng đều đặn: Mùi vị của kem đánh răng có thể tạm thời ngăn cản cơn thèm thuốc lá của bạn. Ngoài ra, chải răng đều đặn giúp bạn loại bỏ mảng vàng do khói thuốc lá để lại trên răng.

Gia đình: phải luôn có người đồng hành bên cạnh bạn.  Giúp bạn kiểm soát trạng thái căng thẳng, stres, luôn giữ trạng thái thoải mái là cách cai thuốc lá tại nhà tốt nhất. Luôn động viên, nhắc nhở để giúp bạn tuân thủ đúng kỷ luật cai thuốc. Vứt bỏ hết những dụng cụ liên quan đến thuốc lá trong nhà.

Loại bỏ gạt tàn, que diêm, bật lửa, bao thuốc lá là thứ không nên xuất hiện trong tầm mắt của bạn trong suốt quá trình cai thuốc. Vì thế ngay cả khi bạn cần hút thuốc mà xung quanh không có bất kì dụng cụ nào, bạn chắc chắn cũng phải ép mình từ bỏ

Bên cạnh những cách cai thuốc lá thông thường thì bạn cũng nên từ bỏ hẳn thói quen nhậu nhẹt, tụ tập cùng bạn bè. Vì chắc chắn trong các cuộc tụ họp sẽ có ai hút thuốc lá, việc này sẽ kích thích thần kinh thèm thuốc của bạn. Vì thế tốt nhất hãy tránh xa những nơi có khói thuốc như quán nhậu, quán cà phê…..

Xã hội :

Thành lập các tổng đài hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí

Thiết kế, in các Foster dán nơi công cộng, nơi thường xuyên có người hút thuốc lá

Thiết kế, in các mẫu tờ rơi về tác hại của thuốc lá.

Attachments

    TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

    1900585888 (bấm phím 1)