Cắt trĩ bằng kẹp so sánh với mổ trĩ kinh điển

Cochrane Database Syst Rev. 2006 Oct 18;(4):CD005393.

Stapled versus conventional surgery for hemorrhoids.

Jayaraman SColquhoun PHMalthaner RA. Source: University of Western Ontario, Department of Surgery, 339 Windermere Rd. Rm C8-114, London, Ontario, Canada. sjayaram@uwo.ca

Đặt vấn đề: Bệnh trĩ là một trong những rối loạn hậu môn trực tràng phổ biến nhất. Mổ trỉ hở theo phương pháp Milligan-Morgan là kỹ thuật phẫu thuật thực hành rộng rãi nhất, được sử dụng cho việc điều trị bệnh trĩ và được coi là “tiêu chuẩn vàng” hiện nay. Cắt trĩ bằng kẹp (stapled hemorrhoidopexy) lần đầu tiên được mô tả bởi Longo vào năm 1998 như là phương pháp thay thế cho mổ trĩ kinh điển thông thường. Những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) với cỡ mẫu nhỏ khi so sánh 2 phương pháp Longo và mổ trĩ kinh điển cho thấy mổ Longo ít gây đau và phục hồi bệnh nhanh hơn. Các báo cáo cũng cho thấy bệnh nhân chấp nhận tốt hơn và tuân thủ dễ hơn vì được mổ trong ngày, ít tốn kém hơn.

Mục tiêu: So sánh cắt trĩ bằng kẹp (hoặc mổ Longo) với mổ trĩ kinh điển ở be6nh nhân bị bệnh trĩ.

Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tìm kiếm tất cả các cơ sở dữ liệu điện tử lớn (MEDLINE, EMBASE, và Danh bạ Trung tâm thử nghiệm đối chứng (CENTRAL) từ năm 1998 đến tháng 5 năm 2006.

Tiêu chí lựa chọn: Tất cả các RCTs có so sánh cắt trĩ bằng kẹp với mổ trĩ kinh điển được thu nhận.

Thu thập và phân tích: Dữ liệu được thu thập trên một bảng dữ liệu. Dùng mô hình ảnh hưởng biến thiên để tính tỉ số odds.

Kết quả chính: Bệnh nhân được cắt trĩ bằng kẹp (mổ Longo) có tỉ lệ tái phát nhiều hơn đáng kể khi theo dõi thời gian dài ở tất cả các thời điểm sau mổ so với  BN được mổ trĩ kinh điển (7 nghiên cứu, 537 bệnh nhân, OR=3,85, KTC 95%: 1,47-10,07, p = 0,006). Có 23 BN tái phát trong số 269 bệnh nhân được cắt trị bằng kẹp so với chỉ có 4/ 268 bệnh nhân trong nhóm mổ trĩ kinh điển. Tương tự như vậy, trong các RCTs được  theo dõi từ một năm trở lên, cắt trĩ bằng kẹp cũng có tỉ lệ tái phát cao hơn (5 nghiên cứu, 417 bệnh nhân, OR=3,60, KTC 95%: 1,24-10,49, p = 0,02). Hơn nữa, tỉ lệ bị sa trực tràng cao hơn trong nhóm cắt trĩ bằng kẹp ở tất cả các thời điểm (8 nghiên cứu, 798 bệnh nhân, OR 2,96, KTC 95%: 33-6,58, p = 0.008). Trong các nghiên cứu theo dõi hơn một năm, cũng ghi nhận kết quả tương tự (6 nghiên cứu, 628 bệnh nhân, OR 2,68, KTC 95%: 0,98-7,34, p = 0,05). Lợi thế về mặt bớt đau, ít ngứa hậu môn và giảm “không nín đi cầu” thì không đáng kể. Tất cả các thông số lâm sàng khác cho thấy xu hướng tốt hơn với mổ trĩ kinh điển.

Kết luận của tác giả: Cắt trĩ bằng kẹp (mổ Longo) có nguy cơ tái phát và sa trực tràng về lâu dài và cần phải phẫu thuật thêm về sau khi so sánh với mổ trĩ kinh điển. Bệnh nhân cần nhận được thông tin nguy cơ này khi được cắt trĩ bằng kẹp. Bởi vì mổ Longo có tỉ lệ tái phát và sa trực tràng cao hơn, vì vậy mổ trĩ kinh điển vẫn còn là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị trĩ nội.

Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)