Viêm tụy cấp sau ercp và các yếu tố nguy cơ

Post-ERCP acute pancreatitis and its risk factors

A IorgulescuI SanduF Turcu, and N Iordache

J Med Life. 2013 Mar 15; 6(1): 109–113. Published online 2013 Mar 25.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3624638/

Giới thiệu.

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) là một kỹ thuật nội soi phức tạp được phát triển từ thủ thuật để chẩn đoán đến điều trị chính. Điều này là do việc xác định các biến chứng sau thủ thuật, có thể sau cả ERCP đơn giản và ERCP phối hợp với sử dụng thiết bị cho đường mật và ống tụy. Xác định các biến chứng sau ERCP chiếm tỷ lệ 5 đến 10% các trường hợp, với tỷ lệ tử vong là 0,33%, áp dụng phân tích và nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện của chúng. Tầm quan trọng của các biến chứng sau ERCP cho thấy sự cần thiết phải tránh làm ERCP bằng cách áp dụng các biện pháp bổ sung nếu các yếu tố nguy cơ được xác định.

Đối tượng và phương pháp.

Chúng tôi đã phân tích lại 900 trường hợp đã làm ERCP tại Khoa Phẫu thuật của Bệnh viện lâm sàng “Sf. Ioan” trong thời gian 17 năm. Các biến chứng của thủ thuật đã được nghiên cứu. Trong số đó, đặc biệt chú ý đến viêm tụy cấp sau ERCP (pERCP-AP), biến chứng thường gặp nhất xảy ra trong nhóm nghiên cứu. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu và nêu bật các yếu tố nguy cơ cho biến chứng này.

Kết quả

ERCP là một thủ thuật xâm lấn tương đối an toàn, nhưng nó có biến chứng (8% trường hợp), có khả năng gây tử vong (tử vong 0,43%). Biến chứng thường gặp nhất sau ERCP là viêm tụy cấp (3,7%), chảy máu nhú (1,04%), thủng tá tràng (0,69%) và biến chứng nhiễm trùng đường mật như viêm túi mật cấp và viêm đường mật (1,21%). Viêm tụy cấp là biến chứng thường gặp nhất. Các yếu tố nguy cơ xảy ra là cắt cơ vòng khó, thất bại làm thông ống mật chủ, cắt vào cơ thắt của tụy, lặp lại tiêm chất cản quang trong hệ thống ống tụy, rối loạn chức năng cơ vòng Oddi và sự vắng mặt những thay đổi của viêm tụy mạn. Khi xác định các yếu tố nguy cơ, lựa chọn bệnh nhân phải rất nghiêm ngặt, ERCP chẩn đoán nên tránh và sử dụng các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn (MRI-chụp tia X đường mật, siêu âm qua nội soi).

Người dịch: Bs.CKI Hồ Hiền Sang, Khoa Tiêu hóa – Huyết học

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)