Việc tập thể dục, vận động được cho là tốt cho sức khỏe. Vậy trong thời buổi dịch bệnh do virus SAR-COV 2 thì việc vận động ảnh hưởng ra sao?
Hãy xem xét việc vận động, tập thể dục đối với hệ miễn dịch.
Khi chúng ta đối mặt với cảm cúm, cơn ho, cảm thấy mệt mỏi, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn nếu đi bộ mỗi ngày hoặc duy trì thói quen tập thể dục vài lần một tuần. Tập thể dục giúp rèn luyện trái tim, giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nó cũng giữ cho xương và cơ bạn khỏe mạnh.
Có một số lý thuyết ủng hộ việc tập thể dục giúp cho việc vận động tác động tốt đến hệ miễn dịch, sức đề kháng.
– Hoạt động thể chất giúp tống vi khuẩn, virus ra khỏi đường hô hấp. Điều này giúp giảm nguy cơ cảm cúm.
– Vận động có tác động đến kháng thể và bạch cầu. Bạch cầu là tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng. Kháng thể và bạch cầu khi vận động sẽ lưu thông tuần hoàn nhanh hơn giúp phát hiện mầm bệnh sớm hơn nếu không vận động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ chế sâu xa hơn để giải thích việc này có giúp chống lại bệnh nhiễm trùng hay không.
– Nhiệt độ cơ thể tăng khi vận động ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Điều này tương tự khi bạn bị sốt. Sự tăng nhiệt độ giúp cơ thể chống lại vi trùng tốt hơn.
– Vận động thể dục giúp làm giảm các nội tiết tố căng thẳng gây bệnh. Các nội tiết tố khi tâm trạng vui vẻ và ít nội tiết tố stress góp phần xây dựng hệ miễn dịch tốt hơn. Từ việc này nên chúng ta luôn khuyên rằng khi có bệnh tật, nếu là nhiễm SAR-COV 2 thì giữ cho tinh thần lạc quan là điều góp phần quan trọng giúp cơ thể chống lại bệnh.
– Việc tập thể dục quá độ cũng gây hại, chúng ta nên tập vừa phải. Những người đã tập thể dục thì không nên tập nhiều hơn chỉ để tăng cường sức đề kháng. Một chương trình thể dục thông thường có thể tham khảo là đi bộ 20-30 phút 1 ngày hoặc các hoạt động khác tương đương.
– Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, hãy tiếp tục duy trì thói quen tốt này. Tập thể dục, vận động là điều quan trọng để có một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, nhưng nếu bạn đang cảm thấy khó chịu, bạn có thể băn khoăn không biết nên giải quyết như thế nào hoặc có nên hoãn việc vận động. Có một số lời khuyên từ chuyên gia lĩnh vực y tế về thời điểm nên tập thể dục.
– Tập thể dục là một liều thuốc. Nếu bạn có các triệu chứng trên cổ, những thứ như chảy nước mũi, hắt hơi, cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hoặc đau họng nhẹ, bạn có thể tập thể dục.
– Vận động thậm chí có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách mở thông mũi. Nhưng bạn có thể muốn giảm cường độ và thời lượng tập luyện, đồng thời hạn chế các hoạt động nhóm. Ví dụ, thay vì chạy, hãy đi dạo. Bất kỳ kiểu vận động tập thể dục nào cũng có lợi.
– Nếu bạn bị sốt, nhức mỏi cơ thể, sự mệt mỏi, hoặc các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng hoặc ho khan, tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi trên giường trong vài ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
– Chúng tôi khuyên bạn nên hoãn việc tập nếu bạn có các triệu chứng ‘dưới cổ’, chẳng hạn như nghẹt ngực, ho nhiều và đau bụng. Và nếu bạn bị sốt, tốt nhất nên cho cơ thể bạn vài ngày để nghỉ ngơi và phục hồi. Sốt là cách cơ thể nói với bạn rằng bạn đang chậm lại và điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cơ thể mình”.
– Khi bạn hồi phục, hãy tập chậm hơn một chút khi trở lại việc vận động.
Với các lời khuyên hiện tại về giãn cách xã hội chung quanh COVID19, song song với thực hiện 5K, vaccine, bạn có thể tập luyện ngoài trời, không cần đến phòng tập. Bất kể bạn tập thể dục ở đâu – tại phòng tập thể dục hay ở nhà – đừng quên lau sạch thiết bị, bao gồm xe đạp, tạ, ghế dài và thảm tập yoga.
Và đảm bảo rằng bạn đảm bảo đủ nhu cầu nước uống của cơ thể. Liên hệ với nhân viên y tế, bác sĩ nếu bạn có lo lắng hoặc bị đau hoặc các triệu chứng khác khi bạn tập thể dục. Tóm lại, tập thể dục đúng phương pháp sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại dịch bệnh.
BS PHAN NHẬT HÙNG
KHOA TIÊU HÓA-HUYẾT HỌC