Vận chuyển an toàn – có nên chờ đợi xe cứu thương hay tự vận chuyển ?

Bạn không phải nhân viên cứu hộ hay cấp cứu chuyên nghiệp và bạn có hạn chế về thể lực. Do vậy cần thận trong lập kế hoạch rõ ràng cho việc di chuyển người bị nạn.

Quá trình vận chuyển luôn tiềm ẩn các nguy cơ nhất định, việc di chuyển chỉ thực hiện khi môi trường xung quanh gây hại cho người bị nạn. Ví dụ: trong vụ rò khí gas, ngạt khói đám cháy, cần di dời người bị nạn ra khu an toàn càng sớm càng tốt trước khi sơ cứu.

Trong một vụ tai nạn giao thông, việc di chuyển người bị nạn cần hết sức thận trọng bởi bạn sẽ không đánh giá hết được tổn thương. Luôn phải chú ý cột sống… Tốt nhất là đánh giá và sơ cứu tại chỗ.

Nếu tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tham gia vận chuyển: bạn hãy kiên nhẫn đảm bảo ABC cho người bị nạn và chờ đợi nhân viên y tế hoặc nhân viên cứu hộ giúp đỡ.

Tuân thủ nguyên tắc an toàn.

1. Không được gây nguy hiểm cho bản thân bạn. Người bị thương sẽ không tham gia giúp đỡ được mà sẽ tăng gánh nặng cho người khác.

2. Không di chuyển người bị nạn nếu không đảm bảo an toàn và trừ phi thực sự cần thiết.

3. Không di chuyển người bị nạn một mình nếu có người giúp đỡ.

4. Không làm tổn thương cột sống khi khiên vác người bị nạn.

5. Nếu người bị nạn tỉnh táo, chỉ được phép di chuyển khi họ đồng ý và hợp tác với mình.

Quá trình di chuyển, bạn cần chú ý cột sống của mình luôn luôn thẳng tránh thoát vị đĩa đệm khi mang vác.

Các tình huống cần trợ giúp y tế khẩn cấp đôi khi rất đáng sợ và ám ảnh. Đặc biệt thời gian chờ đợi tại hiện trường có thể khiến những người tham gia sơ cứu thấy căng thẳng, mỗi phút trôi qua gống như cả gờ đồng hồ.

Với nhiều trường hợp y tế khẩn cấp, việc chậm trễ trong điều trị sẽ đễ lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trước các tình huống đó luôn xảy ra hai luồng tranh cãi: nên tự đưa người bị nạn tới bệnh viện hay kiên nhẫn chờ đợi xe cấp cứu đến? Đôi khi tình huống cấp cứu xảy ra ở khu dân cư hay đúng giờ cao điểm xe cứu thương không thể tới nhanh chóng được. Và hệ thống xe cấp cứu 115 tập trung nhiều tại các đô thị lớn. Tại các vùng sâu xa, hệ thống này còn khá hạn chế.

Câu trả lời không nằm ở việc bạn nên hay không nên đưa người bị nạn đi cấp cứu mà nằm ở việc bạn có kỹ năng nhận biết các dấu hiệu y tế khẩn cấp hay không. Nếu có kỹ năng, bạn sẽ biết phải làm gì. Từ đó bạn sẽ đưa ra được quyết định đảm bảo an toàn cho người bị nạn và cả cho mình.

Trước khi quyết định nên hay không nên, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

1. Bạn có đánh giá được tình trạng người bị nạn theo nguyên tắc ba bước ban đầu không?

2. Bạn có đảm bảo được các dấu hiệu ABC (Airway- Đường thở, Breathing- Nhịp thở, Circulation-Tim mạch) cho người bị nạn trong quá trình vận chuyển không?

3. Quãng đường đến viện gần nhất thời điểm này có thuận lợi, hệp tắc gì không?

Nếu đảm bảo dược các câu hỏi này, việc vận chuyển người bị nạn không còn là vấn đề tranh cải nữa.

Với bất kỳ trường hợp khẩn cấp y tế nào, đặc biệt trong các vụ tai nạn giao thông, tốt nhất bạn hãy gọi xe cứu thương.

Việc vận chuyển người bị nạn chỉ đặt ra sau khi bạn đánh giá ban đầu đầy đủ và đảm bảo được an toàn cho người bị nạn về hô hấp cũng như tuần hoàn trước và trong quá trình đưa người bị nạn đi cấp cứu.

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)