Vaccines for preventing rotavirus diarrhoea: vaccines in use.
Cochrane Database Syst Rev. 2010 May 12;5:CD008521.
Soares-Weiser K, Maclehose H, Ben-Aharon I, Goldberg E, Pitan F, Cunliffe N.
Enhance Reviews Ltd,5 Percy Street, Office 4,London,UK, W1T 1DG.
Vấn đề: Tiêu chảy do Rotavirus dẫn đến tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em dưới 5 tuổi hơn là những tác nhân đơn độc khác, đặt biệt là ở các quốc gia có nguồn thu nhập thấp và trung bình. WHO đã khuyến cáo việc sử dụng vaccine Rotavirus vào chương trình tiêm chủng của trẻ em.
Mục tiêu: Để đánh giá các vaccine (Rotarix, RotaTeq, and Lanzhou Lamb Rotavirus (LLR)) đã được chấp nhận sử dụng trong phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus.
Chiến lược tìm kiếm: Vào T2/2010, chúng tôi tìm kiếm thông tin từ các đăng ký chuyên biệt nhóm bệnh nhiễm trùng Cochrane (thư viện Cochrane 2009, số 1), MEDLINE, EMBASE, LILACS, và BIOSIS. Chúng tôi cũng tìm kiếm từ ICTRP (T1/2010) và kiểm tra danh sách tài liệu tham khảo các nghiên cứu đã xác định.
Tiêu chí lựa chọn: Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để so sánh việc dùng vaccine Rotavirus với giả dược, không có sự can thiệp hoặc dùng vaccine nào khác ở trẻ.
Thu thập và phân tích số liệu: Hai tác giả độc lập đánh giá các nghiên cứu được tuyển chọn, rút ra số liệu, và đánh giá nguy cơ sai lệch. Biến nhị phân được dùng kết hợp để tính tỉ số nguy cơ (Risk ratio) và khoảng tin cậy 95%
Kết quả chính: 34 nghiên cứu bao gồm 175.944 trẻ tham gia đáp ứng tiêu chí lựa chọn. Đánh giá Rotarix ( có 26 nghiên cứu, 841 trẻ) và Rotateq (có 8 nghiên cứu, 76103 trẻ) và các nguy cơ sai lệch khác. Không có nghiên cứu nào dùng thuốc chủng LLR hoặc so sánh các vacin Rotavirus. So sánh với giả dược, cả hai Rotarix và RotaTeq đều có hiệu quả làm giảm tiêu chảy do rotavirus (các ca nặng). Chúng cũng là giảm các nguyên nhân gây tiêu chảy ( các ca nặng), nhập viện và nhu cầu chăm sóc y tế bệnh tiêu chảy gây ra bởi Rotavirus. Tuy nhiên, một ít dữ liệu với Rotarix và tiêu chảy do mọi nguyên nhân. So với nhóm dùng giả dược, trẻ trong mỗi nhóm dùng vaccine có số tử vong tương tự, các tác dụng phụ nặng, các loại phản ứng ( sốt, tiêu chảy, nôn ói), và các tác dụng phụ cần phải ngưng tiêm vaccine. Cả 2 vaccin đều gây miễn dịch (xác định bởi xác virus trong phân và/ hoặc biến đổi trong huyết thanh). Phân tích các tiểu nhóm cho thấy cả hai loại vaccine đều hiệu quả ở các nước có nguồn thu nhập khác nhau, nhưng số liệu còn ít.
Kết luận của tác giả: Rotarix và RotaTeq là các vaccine có hiệu quả trong phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Nếu cân đo giữa lợi ích và tác hại thì tiêm ngừa có lợi ích hơn. Cần tiếp tục giám sát sự an toàn của vaccine. Các nghiên cứu về so sánh LLR với giả dược nên được thực hiện và cho kết quả việc thực hiện này.
Người dịch : BS Nam Phương, Khoa Nhi