Can J Cardiol. 2014 Apr;30(4):448-54. doi: 10.1016/j.cjca.2013.12.026. Epub 2014 Jan 2.
Caffeine intake and atrial fibrillation incidence: dose response meta-analysis of prospective cohort studies.
Cheng M1, Hu Z1, Lu X1, Huang J1, Gu D2.
Đặt vấn đề:
Mối liên quan giữa việc uống cà phê thường xuyên với biến cố rung nhĩ là không rõ. Chúng tôi tiến hành một phân tích tổng hợp để kiểm tra sự liên quan giữa nghiện cà phê lâu năm và nguy cơ rung nhĩ và để đánh giá mối liên quan đến khả năng đáp ứng liều lượng.
Phương pháp:
Chúng tôi tìm kiếm trên PubMed, EMBASE, và Thư viện Cochrane đến Tháng 11 năm 2013, tham khảo tài liệu và truy tìm các bài báo có liên quan. Nghiên cứu đoàn hệ bao gồm nguy cơ tương đối (RR) hoặc tỷ lệ nguy cơ và khoảng tin cậy 95% cho rung nhĩ theo lượng cà phê.
Kết quả:
Sáu nghiên cứu đoàn hệ với 228.465 người tham gia được đưa vào. Trong phân tích tổng hợp chính, sử dụng cà phê có liên quan yếu đến giảm nguy cơ rung nhĩ (RR, 0.90 , 95% CI, 0,81-1,01; P = 0,07 ; I = 73%). Trong phân tích phân nhóm , từ kết quả gộp của các nghiên cứu với hiệu chỉnh yếu tố gây nhiễu cho thấy uống cà phê với số lượng ít giảm 11% nguy cơ rung nhĩ (RR, 0,89, 95% CI , 0,80-0,99, P = 0,032; I = 30,9%, P = 0,227 ) và uống cà phê với số lượng lớn giảm 16% nguy cơ rung nhĩ (RR, 0,84; 95% CI, 0,75-0,94, P = 0,002; I = 24,1%, P = 0,267 ). Mối liên quan nghịch đã được tìm thấy giữa thói quen uống phê và nguy cơ rung nhĩ ( P cho xu hướng chung = 0.015, P cho phi tuyến = 0,27 ) trong phân tích tổng hợp đáp ứng liều lượng và tỷ lệ rung nhĩ giảm 6% (RR, 0.94, KTC 95%, 0,90 – 0,99 ) tăng mỗi 300 mg / ngày trong việc thói quen uống cà phê.
Kết luận:
Uống cà phê không chắc chắn là nguyên nhân hoặc góp phần rung nhĩ. Tuy nhiên, uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ rung nhĩ.
Người dịch: BS CKII Phạm Chí Hiền, BVĐKTT An Giang.