Aliment Pharmacol Ther. 2006 Sep 1;24(5):743-50.
Systematic review: proton pump inhibitors (PPIs) for the healing of reflux oesophagitis – a comparison of esomeprazole with other PPIs.
Edwards SJ, Lind T, Lundell L.
Source: Outcomes Research, AstraZeneca UK Ltd, Luton, Bedfordshire, UK. steven.j.edwards@astrazeneca.com
Đặt vấn đề: Chưa có thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) nào so sánh tất cả các thuốc ức chế thuốc ức chế bơm proton (UCBP) trong việc điều trị viêm thực quản trào ngược.
Mục đích: Để so sánh hiệu quả của esomeprazole với các thuốc UCBP khác trong điều trị viêm thực quản trào ngược (gồm: lansoprazole 30 mg, omeprazole 20 mg pantoprazole 40 mg và rabeprazole 20 mg).
Phương pháp: Tổng quan các thử nghiệm từ CENTRAL, BIOSIS, EMBASE và MEDLINE gồm các RCTs với bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược. Tìm tài liệu cho đến tháng 2 năm 2005. Tần suất lành bệnh được xác định qua nội soi thực quản vào tuần thứ 4 và tuần thứ 8 được lấy và và tái-phân tích nếu chưa được phân tích theo kiểu phân bổ ban đầu (intention-to- treat). Phân tích tổng hợp được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình ảnh hưởng bất biến.
Kết quả: Trong số 133 bài báo tìm được có 6 bài bị loại vì không đảm bảo chất lượng. Không có nghiên cứu nào so sánh rabeprazole với esomeprazole. Một phân tích tổng hợp về tần suất lành bệnh của esomeprazole 40 mg so với các thuốc UCBP khác cho kết quả như sau: 4 tuần [nguy cơ tương đối (RR) 0,92, KTC 95%: 0.90, 0.94, P <0,00001], và 8 tuần (RR 0,95, KTC 95% 0.94, 0.97; P <0,00001). Sai lệch do xuất bản không ảnh hưởng đến kết quả. Kết quả chặt chẽ hơn khi thay đổi tiêu chí tuyển chọn/ loại trừ và sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên trong phân tích tổng hợp.
Kết luận: Tần suất lành bệnh của Esomeprazole cao hơn khi so với các thuốc ức chế bơm proton khác dùng với liều chuẩn.
Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn