Efficacy and safety of the “mother’s kiss” technique: a
systematic review of case reports and case series
Stephanie Cook BM BCh, Martin Burton DM, Paul Glasziou PhD
CMAJ 2012. DOI:10.1503 /cmaj.111864
Đặt vấn đề:
Dị vật kẹt trong xoang mũi là một vấn đề thường gặp ở trẻ em, và lấy dị vật ra có thể là một thử thách. Các nghiên cứu đã công bố liên quan về phương cách thổi qua miệng hoặc gọi là “nụ hôn của mẹ” chỉ gồm các báo cáo ca bệnh hoặc hàng loạt ca. Chúng tôi tìm kiếm trong y văn để đánh giá hiệu quả và an toàn của kỹ thuật này.
Phương pháp:
Chúng tôi tìm kiếm một cách toàn diện trên thư viện Cochrane, MEDLINE,
CINAHL, Embase, AMED Complementary, Allied Medicine và British Nursing Index các bài viết liên quan. Chúng tôi chỉ giới hạn các kết quả nghiên cứu liên quan đến con người. Ngoài ra, chúng tôi cũng xem các tài liệu tham khảo của các nghiên cứu liên quan để tìm thêm những nghiên cứu liên quan kỹ thuật này. Chúng tôi cũng tìm các thử nghiệm đối chứng đăng ký trên cổng thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết cục chính của chúng tôi quan tâm là lấy được dị vật mũi và các tác dụng phụ của kỹ thuật này. Chúng tôi đánh giá giá trị các nghiên cứu bằng thang điểm Newcastle-Ottawa.
Kết quả:
Tổng hợp 8 bài báo đã xuất bản đáp ứng đủ tiêu chí chọn vào. Tỷ lệ thành công chungcho tất cả các loạt trường hợp là 59,9% (91/152). Không có tác dụng phụ nào được báo cáo.
Giải thích:
Bằng chứng từ báo cáo ca và hàng loạt ca cho thấy kỹ thuật “nụ hôn của mẹ” là hữu ích và an toàn được chọn lựa đầu tiên để lấy dị vật từ xoang mũi ở trẻ em
*Chú thich người dịch: Cách thực hiện kỹ thuật thổi qua miệng : giữ đầu trẻ, ngậm miệng trẻ tương tư hà hơi thổi ngạt, bịt lỗ mũi bên không có dị vật và thổi mạnh vào miệng trẻ
Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn