Safety of atorvastatin in Asian patients within clinical trials.
Chan JC1, Kong AP1, Bao W2, Fayyad R2, Laskey R2.
Cardiovasc Ther. 2016 Dec;34(6):431-440. doi: 10.1111/1755-5922.12214.
MỤC ĐÍCH:
Nghiên cứu này đánh giá an toàn atorvastatin ở các bệnh nhân Châu Á đã tham gia vào 58 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.
PHƯƠNG PHÁP:
Dữ liệu từ 52 nghiên cứu ngắn (thời gian trung bình 4-72 tuần) và 6 nghiên cứu kết cục tim mạch kéo dài (thời gian trung bình 3.1-4.9 năm) được thực hiện trên liều atorvastatin 10-80 mg đã được phân tích hồi cứu để đánh giá tỷ lệ kết cục an toàn.
KẾT QUẢ:
Tổng cộng có 77. 952 bệnh nhân được xác định (49.974 người nhận atorvastatin), trong đó 3191 người Châu Á (2519 người nhận atorvastatin). Trong các thử nghiên cứu ngắn hạn, tỷ lệ bị tất cả các dụng phụ (AEs) và tác dụng phụ nghiêm trọng (SAEs) ở các bệnh nhân Châu Á được điều trị bằng atorvastatin tương tự hoặc thấp hơn so với các statin khác hoặc giả dược và ngừng sử dụng thuốc do liên quan điều trị AEs / SAEs là ít xảy ra (2.0% trên tất cả các liều). Những quan sát này đã được khẳng định trong các nghiên cứu dài hạn. Các SAE liên quan đến điều trị rất hiếm (n = 4) ở những bệnh nhân châu Á đang dùng atorvastatin. Không có trường hợp nào bị tiêu cơ vân ở bệnh nhân Châu Á được điều trị bằng atorvastatin, và tỷ lệ đau cơ là 1.8% trong các nghiên cứu ngắn hạn và 6.7% trong các thử nghiệm dài hạn. Đánh giá (> 3x giới hạn trên bình thường) ở transaminases gan được quan sát thấy ở ~ 2% bệnh nhân Châu Á nhận atorvastatin; AE ở thận xảy ra ở <2%.
KẾT LUẬN:
Tỷ lệ bị tất cả các dụng phụ (AEs) và tác dụng phụ nghiêm trọng (SAEs) với liều atorvastatin 10-40mg ở những bệnh nhân có nguồn gốc Châu Á là thấp so với giả dược. Cần đánh giá thêm về liều atorvastatin 80mg ở bệnh nhân châu Á (n = 281, 11.2%) vì ít được chỉ định ở liều này.
Người dịch: Th.S Mai Nhật Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, BVVĐKTT An Giang