Thuốc chẹn beta và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân rung nhĩ và suy tim mạn: một phân tích tổng hợp

Bản gốc

BMC Cardiovasc Disord. 2019 Jun 3;19(1):135. doi: 10.1186/s12872-019-1079-2.

β-blockers and risk of all-cause mortality in patients with chronic heart failure and atrial fibrillation-a meta-analysis.

Xu T1Huang Y2,3Zhou H3Bai Y3Huang X3Hu Y2Xu D3Zhang Y4Zhang J5.

Abstract

BACKGROUND:

Effects of β-blockers on outcomes in patients with chronic heart failure (CHF) and atrial fibrillation (AF) is still in controversy.

METHODS:

Searching was conducted by using keywords “atrial fibrillation”, and “heart failure” in PubMed, MEDLINE and Embase databases before November 30, 2017. Prospective studies [i.e. randomized control trials (RCTs), post-hoc analysis of RCTs, prospective cohort studies and registry studies] that studied the effect of β-blockers and all-cause mortality in patients with CHF and AF were included. The analysis was stratified by study design.

RESULTS:

We identified 12 studies, including 6 post-hoc analysis of RCTs and 6 observational studies (including prospective registry studies and prospective cohort studies), which enrolled 38,133 patients with CHF and AF. Overall, β-blockers treatment was associated with significant decrease in all-cause mortality [Risk Ratio (RR) =0.73; 95% Confidence Interval (CI) 0.65-0.82, P < 0.001]. When stratified by study design, β-blockers treatment was associated with 34% reduction in patients with CHF and AF in observational study (RR = 0.66; 95% CI 0.58-0.76, P < 0. 001), but not in post-hoc analysis of RCT (RR = 0.87; 95% CI 0.74-1.02, P = 0.09).

CONCLUSIONS:

β-blockers treatment was associated with significantly decrease the risk of all-cause mortality in patients with AF-CHF and it was only seen in observational study group, but not in subgroup analysis of RCT group. Further large RCTs are required to verify the effect of β-blockers treatment on patients with CHF and AF. The main limitation of this study is the lack of individual data on patients in each study.

Bản dịch:

THUỐC CHẸN BETA VÀ NGUY CƠ TỬ VONG DO MỌI NGUYÊN NHÂN Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ VÀ SUY TIM MẠN: MỘT PHÂN TÍCH TỔNG HỢP

Đặt vấn đề:

Tác dụng của thuốc chẹn beta đối với kết cục ở bệnh nhân suy tim mạn tính (CHF) và rung nhĩ (AF) vẫn còn đang được tranh cãi.

Phương pháp:

Tìm kiếm được thực hiện bằng cách sử dụng từ khóa “rung nhĩ” và “suy tim” trong cơ sở dữ liệu PubMed, MEDLINE và Embase trước ngày 30 tháng 11 năm 2017. Nghiên cứu có giá tri như [i.e. các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCTs), phân tích RCT sau nghiên cứu, nghiên cứu đoàn hệ tương lai …] đã nghiên cứu tác dụng của thuốc chẹn beta và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân CHF và AF. Các phân tích được phân tầng theo thiết kế nghiên cứu.

Kết quả:

Chúng tôi đã xác định được 12 nghiên cứu, bao gồm 6 phân tích sau tổng hợp về RCT và 6 nghiên cứu quan sát (bao gồm nghiên cứu đăng ký triển vọng và nghiên cứu đoàn hệ tương lai), trong đó thu nhận 38.133 bệnh nhân mắc CHF và AF. Nhìn chung, điều trị thuốc Beta blockers có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân [Tỷ lệ rủi ro (RR) = 0,73; Khoảng tin cậy 95% (CI) 0,65-0,82, P <0,001]. Khi phân tầng theo thiết kế nghiên cứu, điều trị Beta-blocker có liên quan đến việc giảm 34% ở bệnh nhân CHF và AF trong nghiên cứu quan sát (RR = 0,66; 95% CI 0,58-0,76, P <0. 001), nhưng không phải sau nghiên cứu phân tích RCT (RR = 0,87; KTC 95% 0,74-1,02, P = 0,09).

Kết luận:

Điều trị bằng thuốc chẹn beta có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân mắc AF-CHF và nó chỉ được thấy trong nhóm nghiên cứu quan sát, nhưng không được phân tích trong nhóm RCT. Cần có thêm nghiên cứu RCT lớn để xác minh hiệu quả của điều trị ức chế Beta đối với bệnh nhân CHF và AF. Hạn chế chính của nghiên cứu này là thiếu dữ liệu cá nhân về bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu.

Người dịch BS Phạm Huỳnh Minh Trí khoa Tim mạch BVĐKTT An Giang

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)