Thời điểm điều trị thay thế thận với bệnh nhân tổn thương thận cấp và nhiễm trùng huyết.

 

Timing of Renal-Replacement Therapy in Patients with Acute Kidney Injury and Sepsis.

Saber D. Barbar, Raphaël Clere-Jehl, Abderrahmane Bourredjem, Romain Hernu, Florent Montini, Rémi Bruyère, Christine Lebert, Julien Bohé, Julio Badie, Jean-Pierre Eraldi, Jean-Philippe Rigaud, Bruno Levy, et al.,.

N Engl J Med 2018 Oct 11; 379:1431. (https://doi.org/10.1056/NEJMoa1803213)

Tóm tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổn thương thận cấp là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng và là yếu tố nguy cơ tử vong độc lập. Mặc dù việc điều trị thay thế thận (lọc máu) là tiêu chuẩn cho tổn thương thận cấp nặng nhưng bắt đầu khi nào thì vẫn còn tranh cãi.

PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên, có đối chứng, chúng tôi chọn những bệnh nhân sốc nhiễm trùng giai đoạn sớm mà có tổn thương thận cấp nặng ở các giai đoạn theo hệ thống phân loại từ nguy cơ, tổn thương, suy thận, mất chức năng và suy thận giai đoạn cuối (RIFLE) nhưng không có những biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân liên quan đến tổn thương thận cấp được điều trị thay thế thận trong vòng 12 giờ sau khi có dữ liệu về phân độ tổn thương thận cấp (chiến lược sớm) hoặc sau 48 giờ nếu thận không hồi phục (chiến lược trì hoãn). Phân độ suy thận theo hệ thống phân loại RIFLE được đặc trung bởi nồng độ creatinin trong huyết thanh cao gấp 03 lần bình thường (hoặc ≥4 mg/dl với việc gia nhanh nhanh chóng ≥ 0,5ml/dl), lượng nước tiểu ít hơn 0,3ml/kg/giờ trong 24 giờ hay dài hơn hoặc không có nước tiểu trong ít nhất 12 giờ. Kết cục chính là tử vong sau 90 ngày.

KẾT QUẢ

Nghiên cứu đã được dừng lại sớm vì không có lợi ích. Tổng số 488 bệnh nhân ngẫu nhiên; không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm trong các đặc điểm ban đầu. Trong số 477 bệnh nhân có sẵn dữ liệu theo dõi sau 90 ngày, 58% bệnh nhân trong nhóm chiến lược điều trị sớm (138 trong số 239 bệnh nhân) và 54% trong nhóm chiến lược điều trị trì hoãn (128 trong số 238 bệnh nhân) đã tử vong (P = 0,38). Trong nhóm chiến lược điều trị trì hoãn, 38% (93 bệnh nhân) không phải lọc máu. Tiêu chí điều trị thay thế thận khẩn cấp được thực hiện ở 17% bệnh nhân trong nhóm chiến lược bị trì hoãn (41bệnh nhân).

KẾT LUẬN

Trong số những bệnh nhân sốc nhiễm trùng có tổn thương thận cấp nặng, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong chung trong 90 ngày giữa những bệnh nhân được chỉ định cho chiến lược lọc máu sớm và những bệnh nhân được chọn cho lọc máu trì hoãn.

Người dịch: BSCKII. Phạm Ngọc Kiếu

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)