The efficacy of low molecular weight heparin in severe acute pancreatitis: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.

J Dig Dis. 2019 Aug 21. doi: 10.1111/1751-2980.12815. [Epub ahead of print]

The efficacy of low molecular weight heparin in severe acute pancreatitis: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.

Qiu Q1,2Guo Jun L3Tang L1Guo Y1Wen LZ1Wang B1Chen DF1Liu KJ1.

Abstract

AIM:

The effects of low molecular weight heparin (LMWH) on severe acute pancreatitis (SAP) have been controversial. We aimed to evaluate the efficacy of LMWH on prognosis of SAP by systematic review and meta-analysis.

METHODS:

We searched relevant studies in five databases including Medline/PubMed, EMBASE, the Cochrane Central Register of Controlled Trials in Cochrane Library, China National Knowledge Infrastructure (CNKI) and the Chinese Journal of Science and Technology of VIP database up to March 2019.

RESULTS:

Sixteen randomized controlled trials (RCTs) with a total of 1625 patients were included in the final analysis. Most of included studies were from China. In analysis of laboratory parameters and clinical scores, SAP patients who received LMWH treatment had lower white blood cell counts, C-reactive protein level, acute physiology and chronic health evaluation (APACHE) II score and computed tomography severity index (CTSI). In clinical outcomes, SAP patients who received LMWH treatment had shorter mean hospital stay [pooled MD (95% CI) = -8.33 (-10.81, -5.85), p < 0.01], lower mortality [pooled risk ratio (RR) (95% CI) = 0.36 (0.27, 0.48) (p < 0.01)], lower incidences of multiple organ failure (MOF) [pooled RR (95% CI) = 0.34 (0.23, 0.52) (p < 0.01)], pancreatic pseudocyst [pooled RR (95% CI) = 0.49 (0.27, 0.90) (p = 0.02)] and operation rate [pooled RR (95% CI) = 0.39 (0.31, 0.50) (p < 0.01)].

CONCLUSIONS:

LMWH treatment could improve the prognosis of SAP, which has potential role in reducing mean hospital stay, mortality, incidences of MOF, pancreatic pseudocyst and operation rate.

Hiệu quả của heparin trọng lượng phân tử thấp trong viêm tụy cấp nặng: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng.

MỤC TIÊU

Tác dụng của heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) đối với viêm tụy cấp nặng (SAP) còn gây tranh cãi. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của LMWH đối với tiên lượng SAP bằng tổng quan hệ thống và phân tích gộp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chúng tôi đã tìm kiếm các nghiên cứu có liên quan trong năm cơ sở dữ liệu bao gồm Medline/PubMed, EMBASE, the Cochrane Central Register of Controlled Trials in Cochrane Library, China National Knowledge Infrastructure (CNKI) and the Chinese Journal of Science and Technology of VIP đến tháng 3 năm 2019.

KẾT QUẢ

Mười sáu thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng (RCT) với tổng số 1625 bệnh nhân được đưa vào phân tích cuối cùng. Hầu hết các nghiên cứu từ Trung Quốc. Khi phân tích các thông số xét nghiệm và thang điểm lâm sàng, những bệnh nhân SAP được điều trị bằng LMWH có số lượng bạch cầu, nồng độ protein C (CRP), thang điểm APACHE II và chỉ số mức độ nặng của chụp cắt lớp vi tính (CTSI) đều thấp hơn. Khi đánh giá kết cục về lâm sàng, những bệnh nhân SAP được điều trị LMWH có thời gian nằm viện trung bình ngắn hơn [MD (95% CI) = -8,33 (-10,81, -5,85), p <0,01], tỷ lệ tử vong thấp hơn [(RR) (95) % CI) = 0,36 (0,27, 0,48) (p <0,01)], tần suất suy đa tạng (MOF) [RR (95% CI) = 0,34 (0,23, 0,52) (p <0,01)], nang giả tụy [RR (95% CI) = 0,49 (0,27, 0,90) (p = 0,02)] và tỉ lệ phẩu thuật đều thấp hơn [RR (95% CI) = 0,39 (0,31, 0,50) (p <0,01)].

KẾT LUẬN

Điều trị LMWH có thể cải thiện tiên lượng của SAP, có vai trò tiềm năng trong việc giảm thời gian nằm viện trung bình, tỷ lệ tử vong, tần suất suy đa tạng, nang giả tụy và tỉ lệ phẩu thuật.

Người dịch: BSCKI: NGUYỄN TẤN THÀNH.

Khoa Nội Tiêu hóa-Huyết học

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)