Thay đổi cách bù dịch trong nhiễm khuẩn huyết: ca lâm sàng

Tóm tắt

Cơ sở: Hơn 16 năm qua, việc điều trị nhiễm khuẩn huyết với việc truyền một số lượng dịch lớn để đạt tối ưu về mặt huyết động học được đề cử trong báo cáo của tác giả Rivre. Tuy nhiên về độ an toàn trong thực hành lâm sàng vẫn còn là nghi vấn bởi vì khi truyền một số lượng lớn dịch thường dẫn tới quá tải dịch và gây hậu quả xấu cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Nhiều nghiên cứu đa trung tâm cho thấy rằng việc sử dụng ít dịch hơn làm gia tăng tỷ lệ sống còn, nhưng họ không mô tả chi tiết cách cho cũng như thời gian cho dịch.

Trình bày ca: Một người đàn ông ở Sudan 86 tuổi có tiền sử khoẻ mạnh, được nhập khoa ICU với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, suy thận cấp và suy hô hấp. Bệnh nhân được chăm sóc tích cực và đúng tiêu chẩn từ lúc nhập viện. Tuy nhiên tình trạng xấu dần phải chuyển qua chăm sóc tích cực hơn nữa. Chúng tôi liệt kê thời gian cho dịch và cẩn thận sử dụng số lượng dịch truyền cần thiết cho phép trong việc tiếp tục hồi sức nhiễm khuẩn huyết.

Kết luận: Trong sốc nhiễm trùng việc mất dịch là do sự thoát dịch trong mao mạch và giãn mạch bệnh lý, việc tiếp tục truyền dịch vào lòng mạch, dịch sẽ đi vào mô kẽ, từ đó tạo ra phù nề mô và làm gián đoạn quá trình oxy hóa rất quan trọng. Vì vậy, dịch có khả năng chữa bệnh nhưng cũng có thể giết chết bệnh nhân. Do đó, việc điều trị bệnh nhân nhiễm trùng huyết nên thúc đẩy sử dụng các thuốc vận mạch sớm với hồi sức dịch một cách thích hợp theo sau bởi một chế độ dịch bảo tồn.

Người dịch BSCKII Phạm Ngọc Kiếu

Hariyanto et al. Journal of Medical Case Reports (2017) 11:30

DOI 10.1186/s13256-016-1191-1

Fluids and sepsis: changing the paradigm of fluid therapy: a case report

Hori Hariyanto1*, Corry Quando Yahya2, Monika Widiastuti2, Primartanto Wibowo1 and Oloan Eduard Tampubolon1

Background: Over the past 16 years, sepsis management has been guided by large-volume fluid administration to achieve certain hemodynamic optimization as advocated in the Rivers protocol. However, the safety of such practice has been questioned because large-volume fluid administration is associated with fluid overload and carries the worst outcome in patients with sepsis. Researchers in multiple studies have declared that using less fluid leads to increased survival, but they did not describe how to administer fluids in a timely and appropriate manner.

Case presentation: An 86-year-old previously healthy Sundanese man was admitted to the intensive care unit at our institution with septic shock, acute kidney injury, and respiratory distress. Standard care was implemented during his initial care in the high-care unit; nevertheless, his condition worsened, and he was transferred to the intensive care unit. We describe the timing of fluid administration and elaborate on the amount of fluids needed using a conservative fluid regimen in a continuum of resuscitated sepsis.

Conclusions: Because fluid depletion in septic shock is caused by capillary leak and pathologic vasoplegia, continuation of fluid administration will drive intravascular fluid into the interstitial space, thereby producing marked tissue edema and disrupting vital oxygenation. Thus, fluids have the power to heal or kill. Therefore, management of patients with sepsis should entail early vasopressors with adequate fluid resuscitation followed by a conservative fluid regimen.

Keywords: Sepsis, Septic shock, Fluid management, Fluid overload, Geriatric, Case report

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)