Tăng men gan và nguy cơ rung nhĩ: một phân tích tổng hợp các nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.

Bản dịch:

Genet Test Mol Biomarkers. 2019 Dec;23(12):865-870. doi: 10.1089/gtmb.2019.0142.

Tăng men gan và nguy cơ rung nhĩ: Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.

Liu CF1, Zhou WN2, Guo TM3, Hou AC1, Wei YJ1.

Tổng quan: Mối tương quan giữa tăng men gan và tiến triển nguy cơ rung nhĩ (AF – Atrial Fibrillation) từ các nghiên cứu quan sát là không rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp này để đánh giá một cách có hệ thống về mối tương quan thuận giữa bệnh nhân tăng men gan và nguy cơ rung nhĩ trong tương lai.

Phương pháp: Chúng tôi tìm kiếm thông tin từ cơ sở dữ liệu PubMed và Embase cho các nghiên cứu đoàn hệ quan sát đánh giá mối tương quan giữa tăng men gan và nguy cơ rung nhĩ. Tỉ suất nguy cơ (RR) với khoảng tin cậy 95% được tính toán bằng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.

Kết quả: 5 nghiên cứu với 282.615 người tham gia và 7.062 biến cố rung nhĩ đã được chúng tôi đưa vào phân tích này. Các tỉ suất nguy cơ (RR) được điều chỉnh hoàn toàn (95% CIs) cho rung nhĩ là 1.10 (1.06-1.14) trên mỗi một sự thay đổi giá trị men GGT chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi không tìm thấy mối tương quan nào giữa ALT (RR 1.04, 95% CI 0.90-1.20, p=0.607) hoặc AST (RR 1.05, 95% CI 0.96-1.15, p=0.268) với nguy cơ rung nhĩ.

Kết luận: Men GGT tăng cao có liên quan tuyến tính với việc tăng nguy cơ rung nhĩ. Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan đáng kể nào giữa men ALT hoặc AST với nguy cơ rung nhĩ. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiến cứu được thiết kế tốt hơn và chặt chẽ hơn nữa trong tương lai là điều vô cùng cần thiết để xác nhận những phát hiện này và làm sáng tỏ các cơ chế sinh lý bệnh.

Người dịch: BS Phạm Huỳnh Minh Trí – Khoa Tim mạch lão học BVĐKTT An Giang

Bản gốc:

Liver Enzymes and the Risk of Atrial Fibrillation: A Meta-Analysis of Prospective Cohort Studies.

Liu CF1Zhou WN2Guo TM3Hou AC1Wei YJ1.

Abstract

Background: The association between liver enzymes and the future development of atrial fibrillation (AF) from observational studies is unclear. We, therefore, performed a meta-analysis to systematically evaluate the relationship between liver enzymes and AF risk.

Methods: We searched the PubMed and Embase databases for observational cohort studies assessing the association between liver enzymes and AF risk. Pooled relative risks (RRs) with 95% confidence intervals (CIs) were calculated using a random effects model

Results: Five prospective studies with 282,615 participants and 7062 AF events were included. The pooled fully adjusted RRs (95% CIs) for AF were 1.10 (1.06-1.14) per 1-standard deviation change in log baseline level of gamma glutamyltransferase (GGT). No positive association was found between alanine aminotransferase (ALT, RR 1.04, 95% CI 0.90-1.20, p = 0.607) or aspartate aminotransferase (AST, RR 1.05, 95% CI 0.96-1.15, p = 0.268) and the risk of AF.

Conclusions: The baseline GGT level is positively associated with the AF risk in a log-linear manner. We found no significant association between ALT or AST and the risk of AF. However, further well-designed prospective studies are needed to confirm these findings and elucidate the pathophysiological mechanisms.

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)