TẦN SUẤT, NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT CỤC CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH SAU VIÊM RUỘT NHIỄM TRÙNG: MỘT TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP.
Prevalence, Risk Factors, and Outcomes of Irritable Bowel Syndrome After Infectious Enteritis: A Systematic Review and Meta-analysis.
Klem F1, Wadhwa A2, Prokop LJ2, Sundt WJ2, Farrugia G2, Camilleri M2, Singh S3, Grover M4.
Gastroenterology. 2017 Apr;152(5):1042-1054.e1. doi:10.1053/j.gastro.2016.12.039. Epub 2017 Jan 6.
TỔNG QUAN & MỤC TIÊU
Mỗi năm, bệnh lý liên quan đến thức ăn ảnh hưởng đến 15% dân số Hoa kỳ, là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS). Chúng tôi đánh giá nguy cơ, yếu tố nguy cơ và kết cục của IBS sau viêm ruột nhiễm trùng.
PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi thực hiện một tổng quan hệ thống từ những dữ liệu điện tử từ 1994 đến 31 tháng 8 năm 2015 để xác định những nghiên cứu đoàn hệ về tần suất của IBS từ 3 tháng trở lên sau viêm ruột nhiễm trùng. Chúng tôi dùng phân tích gộp để tính tần suất IBS sau viêm ruột nhiễm trùng, như nguy cơ tương đối (so sánh với những người không có viêm ruột nhiễm trùng) và yếu tố nguy cơ liên quan.
KẾT QUẢ
Chúng tôi đã xác định 45 nghiên cứu, bao gồm 21,421 người có viêm ruột đã được theo dõi từ 3 tháng đến 10 năm với sự tiến triển IBS. Tần suất gộp chung của IBS ở thời điểm 12 tháng sau viêm ruột nhiễm trùng là 10.1% (95% CI, 7.2-14.1) và sau 12 tháng sau viêm ruột nhiễm trùng là 14.5% (95% CI, 7.7-25.5). Nguy cơ bị IBS gấp 4,2 lần cao hơn ở những người có tiền sử viêm ruột nhiễm trùng trong 12 tháng qua so với những người không có tiền sử này (95% CI, 3.1-5.7); nguy cơ bị IBS gấp 2.3 lần cao hơn ở những người có tiền sử viêm ruột nhiễm trùng cách đây hơn 12 tháng với những người không có tiền sử này (95% CI, 1.8-3.0). Trong những BN bị viêm ruột do protozoa hay ký sinh trùng, 41,9% phát triển thành IBS, và những BN bị viêm ruột do vi khuẩn. 13.8% phát triển thành IBS. Nguy cơ IBS tăng có ý nghĩa trong giới nữ (odds ratio [OR], 2.2; 95% CI, 1.6-3.1) và những BN có dùng kháng sinh (OR, 1.7; 95% CI, 1.2-2.4), lo âu (OR, 2; 95% CI, 1.3-2.9), trầm cảm (OR, 1.5; 95% CI, 1.2-1.9), rối loạn tâm thể (OR, 4.1; 95% CI, 2.7-6.0), rối loạn thần kinh chức năng (OR, 3.3; 95% CI, 1.6-6.5), và những chỉ số lâm sàng độ nặng của viêm ruột.
KẾT LUẬN
Trong tổng quan hệ thống và phân tích gộp, chúng tôi thấy >10% những người có viêm ruột nhiễm trùng, sau đó sẽ phát triển thành IBS, nguy cơ IBS gấp 4 lần cao hơn trong những người không có viêm ruột nhiễm trùng, mặc dù có sự không đồng nhất trong những nghiên cứu đã được phân tích. Phụ nữ – đặc biệt là những người viêm ruột nặng-có nguy cơ cao phát triển thành IBS, cũng như những người có rối loạn tâm thần và những người có dùng kháng sinh trong điều trị viêm ruột.
Người dịch: BS.CKII Lâm Võ Hùng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa –Huyết học