Ann Hepatol. 2014 Jul-Aug;13(4):420-8.
Hemodynamic effect of carvedilol vs. propranolol in cirrhotic patients: Systematic review and meta-analysis.
Aguilar-Olivos N1, Motola-Kuba M1, Candia R2, Arrese M2, Méndez-Sánchez N1, Uribe M1, Chávez-Tapia NC1.
Đặt vấn đề:
Carvedilol dường như có hiệu quả hơn propranolol trong điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan.
Mục đích:
So sánh tác dụng của carvedilol với propranolol lên huyết động hệ thống và nội tạng để đánh giá các biến cố liên quan đến điều trị.
Phương pháp:
Chúng tôi thực hiện một tổng quan hệ thống theo các khuyến cáo Cochrane và PRISMA. Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên so sánh carvedilol với propranolol, trong điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản, có hoặc không có tiền sử xuất huyết được thu nhận. Kết cục chính là đáp ứng huyết động sau điều trị.
Kết quả:
Bốn thử nghiệm ngẫu nhiên và 153 bệnh nhân được thu nhận; 79 bệnh nhân dùng carvedilol (6,25 – 50 mg / ngày) và 74 bệnh nhân dùng propranolol (10 – 320 mg / ngày). Độ chênh áp lực tĩnh mạch gan (Hepatic Vein Pressure Gradient = HVPG) giảm nhiều hơn ở nhóm carvedilol so với propranolol ( MD -2,21; KTC 95%: -2.83 đến -1.60, I = 0%, P <0.00001). Carvedilol vượt trội hơn propranolol làm giảm HVPG ≥ 20% so với giá trị ban đầu, giảm ≤ 12 mmHg (OR: 2,93; KTC 95%: 1,50-5,74, I2 = 22%, P = 0,002). Các tác dụng phụ nói chung không khác nhau giữa hai thuốc.
Kết luận:
Còn ít chứng cứ cho thấy carvedilol hiệu quả hơn propranolol để cải thiện đáp ứng huyết động ở bệnh nhân xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên dài hạn là cần thiết để xác nhận thông tin này.
Người dịch: BS CKII Phạm Chí Hiền BVĐKTT An Giang