Impact of the administration of probiotics on the incidence of ventilator-associated pneumonia: a meta-analysis of randomized controlled trials.
Crit Care Med. 2010 Mar;38(3):954-62.
Siempos II, Ntaidou TK, Falagas ME. Source: Alfa Institute of Biomedical Sciences, Athens, Greece. isiempos@yahoo.com
ĐẶT VẤN ĐỀ: Các tổng quan trước đây chưa thấy tác dụng có lọi của probiotics ở bệnh nhân (BN) bị bệnh nặng, tuy nhiên chưa lưu ý tác dụng trên các BN được thở máy.
THIẾT KẾ: Phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên so sánh tỉ lệ viêm phổi do thở máy giữa nhóm có dùng probiotics và nhóm chứng ở BN được thở máy.
PHƯƠNG PHÁP: Tìm kiếm các thử nghiệm trên PubMed, Scopus, các thử nghiệm đối chứng đăng ký ở thư viện Cochrane và danh sách tham khảo. Dùng mô hình phân tích tổng hợp với ảnh hưởng bất biến Mantel-Haenszel và cả ảnh hưởng biến thiên DerSimonian Laird, tính khác biệt trung bình trọng số, tỉ số odds (OR) gộp và KTC 95%.
KẾT QUẢ: Phân tích tổng hợp 5 thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (gồm 689 bệnh nhân) giữa nhóm có và không có sử dụng probitics: OR= 0,61; KTC 95%: 0,41-0,91 (mô hình ảnh hưởng bất biến) ; OR=0,55; KTC 95%: 0,31-0,98 (mô hình ảnh hưởng biến thiên). Thời gian nằm ICU (mô hình ảnh hưởng bất biến: khác biệt trung bình trọng số: -0,99 ngày; KTC 95%: -1,37-0,61), Pseudomonas aeruginosa tập trú (colonization) tại đường thở (OR= 0,35; KTC 95%: 0,13-0,93). Tuy nhiên, không có khác biệt về tử vong tại ICU (OR= 0,75; KTC 95%: 0,47-1,21), tử vong tại bệnh viện (OR= 0,75; KTC 95%: 0,46-1,24), thời gian thở máy (khác biệt trung bình trọng số là -0,01 ngày; KTC 95%: -0,31-0,29), và tiêu chảy (OR= 0,61; KTC 95%: 0,28-1,34).
KẾT LUẬN: Sử dụng probitics làm giảm tỉ lệ viêm phổi do thở máy so với nhóm chứng. Tác dụng này có thể do probiotics làm tăng sự đề kháng với vi khuẩn và chiến lược hứa hẹn này đáng được nghiên cứu trong tương lai tuy nhiên cần giám sát chủ động các bệnh gây ra do probiotics.
Người dịch: BS Rạng, Bệnh viện An Giang