Can Urol Assoc J. 2013 May;7(5-6):E333-43. doi: 10.5489/cuaj.1056.
The relevance of serum levels of long chain omega-3 polyunsaturated fatty acids and prostatecancer risk: A meta-analysis.
Chua ME, Sio MC, Sorongon MC, Morales ML Jr.
Source: Institute of Urology and Research and Biotechnology Division, St. Luke’s Medical Center, Philippines;
Mục tiêu:
Mục tiêu của chúng tôi là phân tích hệ thống bằng chứng về mối liên quan giữa nồng độ axit béo omega-3 chuỗi dài không bão hòa (n-3 PUFA) trong huyết thanh và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt từ các nghiên cứu dịch tễ học ở người.
Các tiến hành:
Chúng tôi tìm kiếm cơ sở dữ liệu tài liệu y sinh học đến tháng 11 năm 2011 và các nghiên cứu dịch tễ học có mô tả sự liên hệ giữa n-3 PUFA và tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở người. Thẩm định được thực hiện bởi 2 nhà nghiên cứu độc lập. Dữ liệu gộp được phân tích bằng mô hình ảnh hưởng biến thiên dựa trên phân tích phương sai, hiệu quả được đánh giá bằng tỉ số nguy cơ với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). Sự không đồng nhất giữa các NC được đánh giá bằng Chi (2) và định lượng I (2), sai lệch về xuất bản cũng được nhận định.
Kết quả:
Tổng cộng có 12 nghiên cứu. Có sự liên hệ âm tính giữa nồng độ axit béo omega 3 (doc-osapentaenoic acid, gọi tắt là DPA) và nguy cơ ung thư (RR: 0,756, KTC 95%: 0,59 – 0,95, p = 0.019). Trong khi đó, có sự liên hệ dương tính giữa nồng độ dầu cá (axit eicosapentaenoic , gọi tắt là EPA và docosahexaenoic acid, gọi tắt là DHA) và ung thư tuyến tiền liệt (RR: 1.381, KTC 95%: 1.05 – 1.81, p = 0.021), tuy nhiên, kết quả này chỉ thấy rõ sau khi phân tích tổng hợp đã được hiệu chỉnh bằng cách loại bỏ những nghiên cứu có chất lượng thấp.
Kết luận:
Nồng độ cao axit béo omega 3 làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trong khi nồng độ dầu cá (EPA và DHA) trong máu cao có thể làm tăng cao nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn