Sử dụng thuốc vận mạch và hydrocortison trong sốc nhiễm trùng kháng trị

Hiệu quả huyết động ngắn hạn khi điều trị đồng thời thuốc vận mạch với hydrocortisone và nhu cầu thuốc vận mạch trong sốc nhiễm trùng kháng trị

Concomitant vasopressin and hydrocortisone therapy on short-term hemodynamic effects and vasopressor requirements in refractory septic shock.

Buckley MS1MacLaren R2.

J Crit Care. 2017 Jun 17;42:6-11. doi: 10.1016/j.jcrc.2017.06.016.

 

Tóm tắt

Mục đích

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá các hiệu ứng huyết động ngắn hạn cũng như các yêu cầu về thuốc vận mạch đơn độc so với sử dụng thuốc vận mạch đồng thời với hydrocortisone trong sốc nhiễm trùng kháng trị.

Vật liệu và Phương pháp

Nghiên cứu hồi cứu cohort được tiến hành trên những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn ở người lớn. Bệnh nhân được truyền thuốc vận mạch liên tục với liều 0,04 đơn vị / phút và / hoặc 200-300mg tiêm tĩnh mạch hàng ngày theo liều cho sốc nhiễm khuẩn kháng trị. Sốc nhiễm trùng kháng trị được định nghĩa là huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết tương trung bình (MAP) <70 mmHg, mặc dù bù đủ dịch và sử dụng norepinephrine.

Kết quả

Tổng cộng có 300 bệnh nhân được đánh giá. Tỷ lệ đạt được sự “đáp ứng” (khi liều norepinephrine giảm ≥50% mà huyết áp trung bình không giảm) sau 04 giờ so với ban đầu cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân dùng đồng thời vận mạch và hydrocortisone (88.5%) so với hydrocortisone (62.3%) hoặc thuốc vận mạch đơn độc (72,9%) (p = 0,0005). Nhóm thuốc vận mạch và hydrocortisone có tỷ lệ đáp ứng cao hơn hydrocortisone và nhóm đơn trị liệu thuốc vận mạch ở giờ 12 (p = 0.052) và giờ 24 (p = 0.036). Hồi quy đa biến cho thấy liệu pháp phối hợp là yếu tố độc lập với đáp ứng sau 04 giờ.

Kết luận

Điều trị kết hợp thuốc vận mạch và hydrocortisone sẽ hiệu quả hơn so với chỉ dùng thuốc vận mạch đơn đơn độc ở những bệnh nhân sốc nhiễm trùng kháng trị.

Người dịch: BS.CKII Phạm Ngọc Kiếu, trưởng khoa Hồi sức tích cực

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)