Sử dụng thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả trong điều trị cơn đau quặn thận ở khoa cấp cứu

Sử dụng thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả trong điều trị cơn đau quặn thận ở Khoa cấp cứu: một thử nghiệm mù đôi, đa nhóm, ngẫu nhiên đối chứng.

Delivering safe and effective analgesia for management of renal colic in the emergency department: a double-blind, multigroup, randomised controlled trial.

Pathan SA1Mitra B2Straney LD3Afzal MS4Anjum S4Shukla D4Morley K4Al Hilli SA5Al Rumaihi K6Thomas SH7Cameron PA8.

Lancet. 2016 May 14;387(10032):1999-2007. doi: 10.1016/S0140-6736(16)00652-8. Epub 2016 Mar 16.

Tóm tắt

DẪN NHẬP:

Bệnh nhân bị cơn đau bụng thận khi vào Khoa cấp cứu đòi hỏi phải điều trị giảm đau hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Các thử nghiệm so sánh các thuốc kháng viêm không steroid tiêm bắp với opioid tiêm tĩnh mạch hoặc paracetamol đã không kết luận được do không ngẫu nhiên, cỡ mẫu nhỏ, sự khác biệt về kết cục, và không đủ người tham gia và người đánh giá. Chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm này để phát triển bằng chứng dứt khoát về việc lựa chọn thuốc giảm đau ban đầu và đường dùng ở những người biểu hiện cơn đau quặn thận vào Khoa cấp cứu.

PHƯƠNG PHÁP:

Trong ba nhóm điều trị này, thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng, ở những người lớn (18-65 tuổi) vào Khoa cấp cứu của một bệnh viện nghiên cứu đại học ở Qatar, với cơn đau bụng thận từ trung bình đến trầm trọng (thang điểm đau ≥ 4). Với việc sử dụng ngẫu nhiên ngẫu bằng máy tính, bệnh nhân được phân (1: 1: 1) để điều trị bằng diclofenac (75 mg/3ml tiêm bắp), morphine (0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch), hoặc paracetamol (1 g/100 ml tiêm tĩnh mạch). Người bệnh, bác sĩ lâm sàng, và người nghiên cứu không được biết thuốc điều trị. Kết cục chính là tỷ lệ người bệnh giảm đau ban đầu ít nhất là 50% sau 30 phút sử dụng thuốc giảm đau, được đánh giá bằng phân tích theo phẩn bổ ngẫu nhiên ban đầu và phân tích theo qui trình, bao gồm những bệnh nhân có sỏi đường tiết niệu được phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh.

ĐÁNH GIÁ:

Từ 5/8 2014 đến 15/3/2015, chúng tôi đã phân ngẫu nhiên 1645 bệnh nhân, trong đó có 1644 người tham gia theo phẩn bổ ngẫu nhiên ban đầu (547 trong nhóm diclofenac, 548 ở nhóm paracetemol và 549 ở nhóm morphine ). Sỏi niệu quản được phát hiện ở 1316 bệnh nhân, những người phân tích theo qui trình (438 ở nhóm diclofenac, 435 ở nhóm paracetemol, và 443 ở nhóm morphine). Kết cục chính đạt ở 371 bệnh nhân (68%) trong nhóm diclofenac, 364 (66%) ở nhóm paracetamol, và 335 (61%) trong nhóm morphine trong nhóm bệnh nhân theo phẩn bổ ngẫu nhiên ban đầu. So với morphine, diclofenac có hiệu quả hơn đáng kể trong đạt được kết cục chính ([OR] 1-35, 95% CI 1,05-1,73, p = 0,0187), trong khi không có sự khác biệt nào trong hiệu quả của morphine so với paracetamol tĩnh mạch (1- 26, 0,99-1,62, p = 0,0629). Trong nhóm nghiên cứu theo qui trình, diclofenac (OR 1 – 49, 95% CI 1,13-1,97, p = 0,0046) và paracetamol (1-40, 1, 06-1,85, p = 0,0166) có hiệu quả hơn morphine trong việc đạt được kết cục chính. Các tác dụng ngoại ý cấp trong nhóm morphine là 19 người (3%). Tác dụng ngoại ý giảm đáng kể ở nhóm dùng diclofenac (7% [1%], OR 0-31, 95% CI 0,12-0,78, p = 0,0088) và nhóm paracetamol (7 [1% ], 0-36, 0,15-0,87, p = 0,0175) so với nhóm morphine. Trong suốt 2 tuần tiếp theo, không có các tác dụng phụ bất lợi được ghi nhận ở bất kỳ nhóm nào.

KẾT LUẬN:

Các thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac) tiêm bắp chứng minh giảm đau kéo dài hiệu quả nhất cho bệnh nhân đau bụng thận ở Khoa cấp cứu và có ít tác dụng phụ hơn.

Người dịch: Bs Trần Văn Lời, Trưởng Khoa cấp cứu

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)