Kagoma YK, Crowther MA, Douketis M, J Bhandari, J Eikelboom W., Lim W, Use of antifibrinolytic therapy to reduce transfusion in patients undergoing orthopedic surgery: a systematic review of randomized trials, Thromb Res. 2009 Mar;123(5):687-96. Epub 2008 Nov 12.
Đặt vấn đề: Giảm chảy máu và truyền máu là mong muốn để giảm chi phí, phức tạp và tác dụng phụ. Vấn đề này được nhấn mạnh bởi các dữ liệu gần đây đã chứng minh rằng chảy máu có thể dự đoán kết cục xấu hơn và cảnh báo về sự an toàn của các thuốc kích thích erythropoietic. Những nghiên cứu nhỏ trước đây cho thấy rằng các thuốc chống tiêu sợi huyết có thể làm giảm chảy máu và cần truyền máu ở bệnh nhân trải qua thay thế xương hông tòan bộ (THR) hoặc tạo hình khớp gối tòan bộ (TKA). Tuy nhiên, không có nghiên cứu đơn lẻ đã đủ lớn để xác định cuối cùng xem các nhóm thuốc này về tính an toàn và hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi thực hiện đánh giá hệ thống về các thử nghiệm ngẫu nhiên mô tả việc sử dụng của acid tranexamic, acid aminocaproic Epsilon, hoặc aprotinin trong các đơn vị phẫu thuật.
Phương pháp: MEDLINE, EMBASE, CINAHL và các cơ sở dữ liệu Cochrane đã được tìm kiếm các nghiên cứu có liên quan. Hai người nhận xét độc lập tổng hợp lượng mất máu, các nhu cầu truyền máu, và tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch (VTE). Dữ liệu được kết hợp sử dụng phương pháp Mantel-Haenszel và biến nhị phân được diễn tả như nguy cơ tương đối (RR) với khoảng tin cậy (KTC) 95%.
Kết quả: Bệnh nhân được sử dụng thuốc chống tiêu sợi huyết đã giảm nhu cầu truyền máu (RR 0,52; KTC 95% , 0,42-0,64; P <0,00001), mất máu và không tăng nguy cơ bị thuyên tắc tĩnh mạch (RR KTC 0,95%, 0,80-1,10, I ( 2) = 0%, P = 0,531).
Kết luận: Chúng tôi kết luận rằng các thuốc chống tiêu sợi huyết có thể làm giảm chảy máu và truyền máu ở bệnh nhân mổ thay khớp hông hoặc mổ khớp gối nếu được cho thuốc chống huyết khối dự phòng thích hợp. Cần có một nghiên cứu tiến cứu lớn, đủ mạnh để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của các thuốc này.
Người dịch: BS Trung, khoa ICU – BVĐKTT An Giang