SO SÁNH TERLIPRESSIN VỚI OCTREOTIDE KẾT HỢP VỚI THẮT TĨNH MẠCH THỰC QUẢN DÃN TRONG KIỂM SOÁT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CẤP DO VỠ DÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN. MỘT NGHIÊN CỨU TIỀN CỨU NGẪU NHIÊN.
Comparison of terlipressin and octreotide with variceal ligation for controlling acute esophageal variceal bleeding–a randomized prospective study.
Cho SB1, Park KJ, Lee JS, Lee WS, Park CH, Joo YE, Kim HS, Choi SK, Rew JS, Kim SJ.
Korean J Hepatol. 2006 Sep;12(3):385-93.
TÓM TẮT
MUC TIÊU: Terlipressin and octreotide đã được sử dụng trong điều trị xuất huyết tiêu hóa cấp do vở dãn tĩnh mạch thực quản và trong phòng ngừa tái xuất huyết sớm sau khi cầm máu qua nội soi. Chúng tôi so sánh tính hiệu quả và tính an toàn của Terlipressin and octreotide khi phôi hợp với thắt dãn tĩnh mạch thực quản (EVL) trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản và chúng tôi đánh giá ý nghĩa lâm sàng của hai thuốc này liên quan đến tái xuất huyết.
PHƯƠNG PHÁP
Có 88 BN xơ gan được chọn ngẫu nhiên vào nhóm terlipressin (n=43; khởi đầu 2 mg i.v. và 1 mg i.v. mỗi 4 giờ trong 3 ngày) hoặc nhóm octreotide (n=45; truyền tĩnh mạch liên tục 25 microgram/h trong 5 ngày) phối hợp với EVL trong điều trị XHTH do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ cầm máu ban đầu là 98% (42/43 cases) trong nhóm terlipressin và 96% (43/45 cases) trong nhóm octreotide. Tỉ lệ tái xuất huyết vào ngày thứ 5 và ngày thứ 42 là 12% (5/43 cases) và 28% (12/43 cases), theo thứ tự, trong nhóm terlipressin và 9% (4/45 cases) và 24% (11/45 cases), theo thứ tự , trong nhóm octreotide. Cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. Tử vong vào ngày thứ 42 thì tương tự ở cả hai nhóm, nhưng có một tỉ lệ tử vong cao (48%) cho thấy có liên quan đến tình trạng tái xuất huyết vào ngày thứ 42. Những yếu tố nguy cơ liên quan đến tái xuất huyết vào ngày thứ 42 là Child-Pugh C (aOR=30.2, 95% CI=7.7-117.9), báng bụng trên độ II (aOR=6.6, 95% CI=2.2-19.2) và hepatocellular carcinoma (HCC) giai đoạn tiến triển (OR=4.6, 95% CI=1.1-18.9).
KẾT LUẬN
Khi so sánh terlipressin and octreotide phối hợp với EVL cho thấy sự an toàn và hiệu quả điều trị XHTH cấp do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản giữa hai nhóm là bằng nhau. Những yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tái xuất huyết là suy chức năng gan nặng và HCC giai đoạn tiến triển.
Người dịch: BS CKII Lâm Võ Hùng, trưởng khoa Nội tiêu hóa – Huyết học