Endoscopic therapy versus medical therapy for bleeding peptic ulcer with adherent clot: a meta-analysis. Gastroenterology. 2005 Sep;129(3):855-62.
Kahi CJ1, Jensen DM, Sung JJ, Bleau BL, Jung HK, Eckert G, Imperiale TF.
Đặt vấn đề và mục tiêu:
Việc điều trị tối ưu chảy máu dạ dày tá tràng với cục máu đông bám trên nền ổ loét còn gây tranh cãi và có thể điều trị nội soi hoặc điều trị nội khoa.
Phương pháp:
Chúng tôi tìm kiếm MEDLINE, BIOSIS, EMBASE, và Thư viện Cochrane để xác định tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng so sánh 2 can thiệp. Kết cục đánh giá trong phân tích gộp là chảy máu tái phát, cần can thiệp phẫu thuật, thời gian nằm viện, yêu cầu truyền máu, và tử vong.
Kết quả:
Sáu nghiên cứu đã được xác định bao gồm 240 bệnh nhân từ Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Tây Ban Nha. Bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng nội soi loại bỏ cục máu đông qua nội soi và điều trị các tổn thương cơ bản với năng lượng nhiệt, đốt điện, và / hoặc chích xơ. Tái xuất huyết xảy ra 5/61 (8,2%) bệnh nhân trong nhóm điều trị nội soi, so với 21/85 (24,7%) trong nhóm điều trị nội khoa (p = 0,01), nguy cơ tương đối gộp 0,35 (KTC 95% , 0,14-0,83; số cần điều trị là 6.3). Không có sự khác biệt giữa điều trị nội soi và điều trị nội khoa về thời gian năm viện (trung bình 6,8 so với 5,6 ; p = 0,27), yêu cầu truyền máu (trung bình 3,0 so với 2,8 đơn vị hồng cần lắng; p = 0,75), hoặc tử vong (9,8% so với 7%; p = 0,54). Bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng nội soi là ít trải qua phẫu thuật (nguy cơ tương đối gộp 0,43; KTC 95%, 0,19-0,98; số cần điều trị, 13,3).
Kết luận:
Điều nội soi là tốt hơn điều trị nội khoa để ngăn ngừa xuất huyết tái phát ở bệnh nhân chảy máu dạ dày với cục máu đông bám trên nền ổ loét. Các biện pháp can thiệp có thể so sánh đối với phải can thiệp phẫu thuật, thời gian nằm viện, yêu cầu truyền máu, và tỷ lệ tử vong.
Người dịch:
BS Phạm Ngọc Trung – Bệnh viện ĐKTT An Giang