Phân tích tổng hợp: so sánh các thuốc ức chế bơm proton tĩnh mạch với đường uống ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng.
Meta-analysis: comparison of oral vs. intravenous proton pump inhibitors in patients with peptic ulcer bleeding.
Aliment Pharmacol Ther. 2013 Oct;38(7):721-8. doi: 10.1111/apt.12441. Epub 2013 Aug 5.
Tóm tắt
Tổng quan:
Hiệu quả của việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) đường tĩnh mạch sau điều trị nội soi đã được chứng minh ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do loét dạ dày tá tràng (DD-TT), nhưng hiệu quả của thuốc PPI dạng uống là không chắc chắn.
Mục đích:
Để so sánh các kết quả lâm sàng của PPI đường uống so với PPI tĩnh mạch ở bệnh nhân XHTH loét DD-TT.
Phương pháp:
Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được tìm kiếm một cách hệ thống từ cơ sở dữ liệu Ovid cho đến tháng 6 năm 2012. Các thử nghiệm so sánh PPI uống và tiêm tĩnh mạch ở bệnh nhân XHTH loét DD-TT. Số liệu thu thập bao gồm XHTH tái phát, thời gian nằm viện, truyền máu, yêu cầu phẫu thuật và tỷ lệ tử vong. Các nguy cơ sai lệch, chất lượng nghiên cứu và không đồng nhất cũng được đánh giá.
Kết quả:
Sáu thử nghiệm ngẫu nhiên từ 2006-2011. Tổng cộng có 615 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên để nhận PPI uống (n = 302) hoặc PPI tĩnh mạch (n = 313). Tuổi trung bình là 60 và 71,1% là nam. Không có sự khác biệt đáng kể giữa PPI uống và tiêm tĩnh mạch đã được quan sát liên quan đến XHTH tái phát (RR: 0,92, 95% CI: 0,56-1,50), khối lượng máu truyền (-0.02 đơn vị, 95% CI: -0.29-0.24 đơn vị), yêu cầu phẫu thuật (RR: 0,82, 95% CI: 0,19-3,61) và tất cả các nguyên nhân tử vong (RR: 0,88, 95% CI: 0,29-2,71). Thời gian nằm viện đã được rút ngắn đáng kể trong những PPI uống (-0,74 ngày, 95% CI: -1,10 -0,39 ngày).
Kết luận:
PPI uống thể hiện một hiệu quả tương tự như PPI tĩnh mạch ở bệnh nhân XHTH loét do DD-TT về XHTH tái phát, khối lượng máu truyền, yêu cầu phẫu thuật và tất cả các nguyên nhân tử vong.