Rối loạn lo âu sau đột quị: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp.

 

Anxiety after stroke: A systematic review and meta-analysis.

Rafsten L1Danielsson ASunnerhagen KS

J Rehabil Med. 2018 Sep 28;50(9):769-778. doi: 10.2340/16501977-2384.

MỤC TIÊU: Cặp nhật bằng chứng xung quanh sự hiện hiện rối loạn lo âu sau đột quị.

LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU

Chẩn đoán lâm sàng đột quị và đánh giá các triệu chứng lo âu trên thang điểm trong năm đầu tiên sau đột quị.

KHAI KHÁC DỮ LIỆU

Một người sàng lọc và xác định các nghiên cứu loại trừ các tiêu chí thu nhận. Người đánh giá thứ hai đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 10% tiêu đề và tóm tắt. Hai tác giả độc lập đã thực hiện đánh giá toàn văn sau cùng.

TỔNG HỢP DỮ LIỆU

Tỷ lệ rối loạn lo âu gộp là 29,3% (KTC 95% 24,8-33,8%), (I2 = 97%, p <0,00001)) trong năm đầu tiên. Tần suất 0-2 tuần sau đột quỵ là 36,7%, 2 tuần đến 3 tháng là 24,1% và 3-12 tháng là 23,8%. Có sự không đồng nhất cao về mặt thống kê trong ước tính này (I2 = 97%, p <0,00001).

KẾT LUẬN

Rối loạn lo âu là phổ biến trong năm đầu tiên sau đột quị. Vì sự lo âu ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và là một yếu tố tiên đoán cho bệnh trầm cảm, nên có thể xem xét việc sàng lọc thường xuyên hơn sau đột quỵ.

Người dịch: Ths.Bs Mai Nhật Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)