Quy chế làm việc

Chương I. Qui định chung

Điều 1. Nguyên tắc làm việc.

Mọi hoạt động của phòng phải tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế bệnh viện của Bộ Y tế, quy chế của Ban giám đốc bệnh viện.

Bảo đảm dân chủ, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động, thường xuyên nghiên cứu và cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục.

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của phòng Chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ:

Về chỉ đạo tuyến:

+ Lập kế hoạch nhận chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên và chỉ đạo tuyến dưới

+ Đánh giá hiệu quả hoạt động chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện và tuyến dưới

+ Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ của bệnh viện và tuyến dưới

+ Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ

Về quản lý chất lượng:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, chỉ số chất lượng và đo lường chất lượng bệnh viện

+ Tổ chức triển khai các quy định và hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện kiểm định chất lượng.

+ Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.

Tổ chức:

+ Trưởng phòng

+ Phó trưởng phòng

+ Các bộ phận:

  • Chỉ đạo tuyến
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Quản lý chất lượng bệnh viện

Chương II: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của trưởng phòng.

Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của phòng.

Chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy chế bệnh viện của Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 1895/ 1997/ BYT-QĐ ngày 19.9.1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Song song với nhiệm vụ quản lý chất lượng bệnh theo đề án đã được phê duyệt.

Phân công, lập bản mô tả cho nhân viên.

Phạm vi giải quyết công việc của trưởng phòng:

Tiếp nhận ý kiến chỉ đạo, văn bản của ban giám đốc để giải quyết hoặc phân công cho cấp phó giải quyết, triển khai thực hiện.

Tham dự đầy đủ các cuộc họp, giao ban do ban giám đốc chủ trì ( nếu vắng mặt phải báo cáo người chủ trì và cử cấp phó dự thay), tổ chức thực hiện các ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc tại các cuộc họp, giao ban bệnh viện.

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của phòng.

Khi đi công tác, hội nghị hoặc nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản ( qua phòng Tổ chức cán bộ) và phải được sự đồng ý của giám đốc trước 03 ngày sau khi được sự đồng ý của giám đốc phải ủy quyền cho cấp phó giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình.

Điều 4: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của phó phòng.

Trách nhiệm giải quyết công việc:

Phó phòng được phân công phụ trách một số lĩnh vực được thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực đã được giao và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Phạm vi giải quyết công việc:

Kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định của bệnh viện trong phạm vi được phân công, kịp thời phát hiện các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

Chủ động giải quyết các công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác thì phối hợp để giải quyết.

Điều 5: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của nhân viên.

Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

Chịu trách nhiệm trước phòng về chất lượng, hiệu quả của công việc được giao.

Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo và phân công của lãnh đạo phòng và phối hợp tốt với các đồng nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Điều 6. Những vấn đề cần thảo luận phòng Chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng trước khi quyết định

a. Triền khai chủ trương, kế hoạch của cấp trên giao, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng.

b .Kế hoạch tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật nhân viên.

Điều 7. Quan hệ công tác giữa phòng Chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng đối với ban giám đốc là quan hệ cấp trên và cấp dưới trong đó phòng chịu sự chỉ đạo toàn bộ của ban giám đốc về tổ chức, hoạt động và chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 8. Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa, phòng:

Là quan hệ phối hợp trách nhiệm, hợp tác hỗ trợ.

Khi giải quyết các công việc được giao có liên quan đến các khoa, phòng khác thì các trưởng khoa, phòng cùng thảo luận, bàn bạc và thống nhất trước khi thực hiện. Trường hợp có ý kiến không thống nhất thì trình Ban giám đốc xem xét, quyết định.

Điều 9. Quan hệ công tác với Chi ủy và tổ Công đoàn:

a.Quan hệ công tác giữa trưởng phòng với chi ủy là quan hệ nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong quá trình thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của phòng.

b. Quan hệ công tác giữa trưởng phòng với tổ Công đoàn là tạo mọi điều kiện để tổ chức công đoàn hoạt động thuận lợi và tham gia tích cực vào công tác quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật.

Chương III: Chương trình công tác

            Điều 10. Chương trình công tác của phòng.

Chương trình công tác năm của phòng được xây dựng dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện và các chỉ tiêu do Sở Y tế giao.

Chương trình công tác hàng quý, tháng của phòng gồm các nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động cụ thể sẽ được tiến hành trong tháng, quý đó. Có đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt hơn trong tháng sau và quý sau.

Chương trình công tác theo tuần của phòng gồm các thông tin về nội dung và dự kiến thời gian làm việc trong một tuần.

Điều 11: Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác.

Hàng tuần, các bộ phận có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chương trình công tác được giao để báo cáo vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp.

Phòng có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

Điều 12: Các cuộc họp

Họp hàng tuần:

Chủ trì: Trưởng phòng

Nội dung: Kiểm điểm công tác trong tuần và bàn kế hoạch công tác tuần sau.

Thành phần: Trưởng phòng, phó trưởng phòng và toàn thể nhân viên.

Thời gian: Chiều thứ 5 hàng tuần.

Ghi sổ họp: Trưởng phòng phân công.

Họp hàng tháng

Họp toàn thể phòng

Chủ trì : Trưởng phòng

Nội dung: Kiểm điểm công tác trong tháng và bản công tác tháng sau.

Thành phần: Các thành viên trong khoa.

Thời gian: Chiều thứ 6 của tuần cuối tháng, họp không quá 01 giờ

Ghi sổ họp: Trưởng phòng phân công.

Họp sơ kết 6 tháng

Họp toàn thể phòng

Chủ trì: Trưởng phòng.

Nội dung: Sơ kết công tác 6 tháng, bình danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, trưởng khoa, trưởng phòng làm báo cáo gởi lên giám đốc bệnh viện

Thành phần: Trưởng phòng, các thành viên trong phòng

Thời gian: Chiều thứ 6 tuần thứ 3 của tháng 6

Ghi sổ họp: Trưởng phòng phân công.

Họp tổng kết năm

Họp toàn thể phòng

Chủ trì: Trưởng phòng

Nội dung: Trưởng phòng tổng kết công tác trong năm, bình danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch năm sau; trưởng phòng làm báo cáo gởi lên giám đốc bệnh viện.

Thành phần: Các thành viên trong phòng.

Thời gian: Một buổi chiều vào tuần thứ 3 của tháng 12

Ghi sổ họp: Trưởng phòng phân công.

Đi dự họp, hội nghị, giao ban cơ quan: Cán bộ công chức phải đi đúng giờ, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong phòng họp, chấp hành sự điều hành của chủ tọa, phát biểu, phát ngôn đúng quy định.

Người chủ trì cuộc họp, giao ban điều hành cuộc họp: phải có kết luận rõ ràng về các nội dung đã được thảo luận.

Điều 13: Đi công tác

Trưởng phòng chỉ cử cán bộ, công chức viên chức thuộc thẩm  quyền quản lý đi công tác, hội nghị theo đúng thành phần liên quan đến nội dung chuyến công tác, hội nghị.

Cán bộ công chức viên chức đi công tác trong nước về phải báo với giám đốc bệnh viện nội dung được lĩnh hội và kế hoạch triển khai, thực hiện các nội dung đã được lĩnh hội.

Cán bộ công chức viên chức đi công tác, hội nghị ở nước ngoài phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước và của Đảng.

Chỉ được tiến hành các thủ tục theo chuyến đi công tác, hội nghị sau khi được ban giám đốc bệnh viện đồng ý.

Điều 14. Thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, cả năm.

Báo cáo định kỳ tháng, quý, năm

Phòng phải báo cáo theo mảng quy định về phòng kế hoạch tổng hợp.

Thời hạn gởi báo cáo của Kế hoạch tổng hợp:

Đối với báo cáo hàng tháng gởi trước ngày 20 của tháng sau

Đối với báo cáo hàng quý gởi trước ngày 24 cảu tháng đầu quý sau.

Đối với báo cáo 6 tháng gởi trước ngày 28 tháng 7

Đối với báo cáo năm gởi trước ngày 31 tháng 12

Báo cáo đột xuất

Khi có những vụ việc, diễn biến bất thường: Thảm họa, dịch bệnh, mất an ninh trật tự… trưởng phòng trực tiếp giải quyết kịp thời vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định hiện hành, đồng thời báo cáo lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.

Chương IV: Tổ chức thực hiện

Điều 15. Tất cả các thành viên của phòng Chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng chấp hành theo quy chế này.

Điều 16. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế được xét thi đua khen thưởng, đồng thời làm trái với quy chế này sẽ bị kỷ luật theo quy định của bệnh viện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)