N Engl J Med. 2006 Apr 20;354(16):1698-705.
Oral ondansetron for gastroenteritis in a pediatric emergency department.
Freedman SB, Adler M, Seshadri R, Powell EC.
Source: Division of Pediatric Emergency Medicine, Hospital for Sick Children, Universityof Toronto, Toronto, ON, Canada. stephen.freedman@sickkids.ca
Đặt vấn đề: Ói mửa làm giới hạn của việc bù nước bằng đường uống ở trẻ em bị tiêu chảy. Chúng tôi đã tiến hành một thử nghiệm mù đôi để xác định liệu một 1 liều duy nhất thuốc chống ói ondansetron uống có cải thiện kệt cục ở trẻ em bị tiêu chảy.
Phương pháp: Chúng tôi thu tuyển 215 trẻ em từ 6 tháng-10 tuổi bị tiêu chảy mất nước được điều trị tại khoa Cấp cứu. Sau khi được phân ngẫu nhiên để điều trị với thuốc viên ondansetron uống hoặc giả dược. Các em được bù nước bằng đường uống theo phác đồ điều trị chuẩn. Kết cục chính là tỉ lệ bệnh nhi bị ói mửa được bù dịch bằng đường uống. Kết cục phụ là số đợt ói mửa và tỉ lệ bệnh nhi được bù nước bằng truyền tĩnh mạch hoặc phải nhập viện.
Kết quả: So với trẻ em dùng giả dược, trẻ em uống ondansetron ít bị ói mửa (14% so với 35%; nguy cơ tương đối (RR)= 0,40; KTC 95%: 0,26- 0,61), số lần ói mửa thấp hơn (số lần ói mửa trung bình ở 1 trẻ là 0,18 so với 0,65; P <0,001), lượng nước uống được nhiều hơn (239 ml so với 196 ml, P = 0,001), và ít phải truyền dịch (14% so với 31%, RR= 0,46; KTC 95%:0,26-0,79). Mặc dù thời gian trung bình nằm điều trị tại khoa cấp cứu ngắn hơn (giảm được 12% trong nhóm ondansetron so với nhóm giả dược; p = 0,02), tỷ lệ nhập viện (4% so với 5% ;P = 1,00) và số lần tái khám tại khoa cấp cứu (19% so với 22%, P = 0.73) thì không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm.
Kết luận: Ở trẻ em bị tiêu chảy mất nước, một liều duy nhất ondansetron uống làm giảm ói mửa, giúp việc bù nước đường uống tốt và thích hợp hơn tại khoa cấp cứu.
Người dịch: BS Rạng, bvag.com.vn