Nội soi mật tụy ngược dòng so với phẫu thuật nội soi ổ bụng trong sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân đã cắt túi mật: một nghiên cứu hồi cứu.

 

Endoscopic retrograde cholangiopancreatography versus laparoscopic exploration for common bile duct stones in post-cholecystectomy patients: a retrospective study.

Wang XDai CJiang ZZhao LWang MMa LTan XLiu LWang XFan Z.

Oncotarget. 2017 Jun 27;8(47):82114-82122. doi: 10.18632/oncotarget.18839. eCollection 2017 Oct 10.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5669875/

Tóm tắt

Tổng quan và mục tiêu

Sỏi ống mật chủ (CBD) thường gặp ở bệnh nhân ngay cả sau khi cắt bỏ túi mật. Bên cạnh nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), phẫu thuật nội soi ổ bụng khảo sát ống mật chủ (LCBDE) cũng được áp dụng. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh các chỉ định lâm sàng, lợi ích điều trị và biến chứng cho hai phương pháp này.

Phương pháp

Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 2 năm 2015, 1072 bệnh nhân liên tiếp được chẩn đoán là sỏi OMC trong bệnh viện của chúng tôi. Các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật đã trải qua ERCP hoặc LCBDE được chọn. Dữ liệu lâm sàng được phân tích, bao gồm tỷ lệ thành công, biến chứng, thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện sau phẫu thuật, tổng chi phí và tái phát của sỏi ống mật chủ. Có ERCP trước đó, có phẫu thuật đường mật trước đó và bị mất theo dõi là các tiêu chí loại trừ.

Kết quả

141 bệnh nhân đã được chọn theo các tiêu chí, và 87 trường hợp đã trải qua ERCP và 54 trường hợp đã trải qua LCBDE. Phân bố tuổi và giới tính của bệnh nhân có thể so sánh giữa hai nhóm. Tỷ lệ thành công của giải phóng sỏi OMC là 97,7% trong nhóm ERCP, so với 87% ở nhóm LCBDE (p = 0,03). Thời gian phẫu thuật trung bình cũng ngắn hơn đáng kể ở nhóm ERCP (52,0 ± 15,8 so với 102,9 ± 40,1 phút; p <0,001). Thời gian nằm viện sau phẫu thuật tương tự (5,5 ± 2,6 so với 5,9 ± 2,3 ngày; p = 0,40). Không có sự khác biệt đáng kể về biến chứng sau phẫu thuật (3,4% so với 11,1%; p = 0,15), về tổng chi phí ($ 3787,1 ± 1061,5 so với $ 3983,54 ± 1257,1, p = 0,32), và tỷ lệ tái phát sỏi ống mật chủ (6,9% so với 7,4%, p = 1,00).

Kết luận

Để làm sạch sỏi OMC ở bệnh nhân sau khi cắt bỏ túi mật, ERCP hiệu quả hơn và có thể là lựa chọn đầu tiên, trong khi LCBDE có thể có lợi cho bệnh nhân có sỏi lớn.

Người dịch: Bs Hồ Hiền Sang, Khoa nội Tiêu hóa – Huyết học, BVĐKTT An Giang.

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)