Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Giới thiệu ban giám đốc
    • Iso 15189
    • Giới thiệu logo
    • CÁC KHOA PHÒNG
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
    • Bệnh viện
  • Thông báo
    • Lịch sinh hoạt
    • Đấu Thầu – Chào Giá
  • Tài liệu
    • Tài liệu tiếng anh
    • Tài liệu tiếng việt
    • Thống kê gs tuấn
    • Thống kê ts rạng
  • Nghiên cứu khoa học
    • Báo cáo năm 2021
    • Báo cáo năm 2020
    • Báo cáo năm 2019
    • Báo cáo năm 2018
    • Báo cáo năm 2017
    • Báo cáo năm 2016
    • Báo cáo năm 2015
    • Báo cáo năm 2014
    • Báo cáo năm 2003-2013
  • CĐT & QLCL
    • Chỉ đạo tuyến năm 2022
    • Chỉ đạo tuyến năm 2020
    • Chỉ đạo tuyến năm 2019
    • Chỉ đạo tuyến năm 2018
    • Chỉ đạo tuyến năm 2017
    • Chỉ đạo tuyến năm 2016
    • Chỉ đạo tuyến năm 2015
    • Chỉ đạo tuyến năm 2014
    • Chỉ đạo tuyến năm 2013
  • Thông tin dược
  • Giá DVKT
  • VTYT trúng thầu
  • Thuốc trúng thầu
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Giới thiệu ban giám đốc
    • Iso 15189
    • Giới thiệu logo
    • CÁC KHOA PHÒNG
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
    • Bệnh viện
  • Thông báo
    • Lịch sinh hoạt
    • Đấu Thầu – Chào Giá
  • Tài liệu
    • Tài liệu tiếng anh
    • Tài liệu tiếng việt
    • Thống kê gs tuấn
    • Thống kê ts rạng
  • Nghiên cứu khoa học
    • Báo cáo năm 2021
    • Báo cáo năm 2020
    • Báo cáo năm 2019
    • Báo cáo năm 2018
    • Báo cáo năm 2017
    • Báo cáo năm 2016
    • Báo cáo năm 2015
    • Báo cáo năm 2014
    • Báo cáo năm 2003-2013
  • CĐT & QLCL
    • Chỉ đạo tuyến năm 2022
    • Chỉ đạo tuyến năm 2020
    • Chỉ đạo tuyến năm 2019
    • Chỉ đạo tuyến năm 2018
    • Chỉ đạo tuyến năm 2017
    • Chỉ đạo tuyến năm 2016
    • Chỉ đạo tuyến năm 2015
    • Chỉ đạo tuyến năm 2014
    • Chỉ đạo tuyến năm 2013
  • Thông tin dược
  • Giá DVKT
  • VTYT trúng thầu
  • Thuốc trúng thầu
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tài liệu - văn bản Thư viện điện tử

Những điều cần biết về kỹ thuật nội soi niệu quản tán sỏi ngược dòng bằng laser

4 tháng ago
in Thư viện điện tử, Tin tức tổng hợp
0
Những điều cần biết về kỹ thuật nội soi niệu quản tán sỏi ngược dòng bằng laser
0
Chia sẻ
140
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Sỏi đường tiết niệu là gì? biến chứng ra sao?

Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng gây ứ nước thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, phát sinh thêm sỏi khác, cuối cùng là phá hủy dần thận dẫn đến suy thận.

Triệu chứng thường gặp của sỏi tiết niệu

  • Đau xuất hiện ở thắt lưng lan ra trước xuống bụng dưới, vùng bẹn bìu và mặt trong đùi, cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau chơi thể thao hoặc lao động nặng.
  • Bệnh nhân có thể buồn nôn hoặc nôn, rối loạn đi tiểu như: tiểu thường xuyên hơn so với bình thường, nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu, nước tiểu đục có mùi hôi…
  • Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng.

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser là gì?

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hiểu đơn giản là phương pháp làm sạch sỏi theo đường “tự nhiên” (đi ngược từ lỗ tiểu đến niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản) kết hợp với nguồn năng lượng từ laser để làm vỡ sỏi thành vụn nhỏ rồi gắp ra ngoài. Nhờ đó sau tán bệnh nhân rất ít đau, phục hồi nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện sớm khoảng 1 – 2 ngày sau tán sỏi. Đặc biệt, vì người bệnh không phải mổ, nên cũng không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.

D:\NHUT TAM\CHUYÊN MÔN\VB KHOA NIỆU\BAN TIN DANG WEB\Screenshot_20221128-100604_Chrome.jpg

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được áp dụng khi nào?

  • Sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 dưới và 1/3 giữa đối với nam và có thể đến 1/3 trên đối với nữ (với ống nội soi mềm có thể tán được cả sỏi thận)
  • Sỏi niệu quản có kích thước 6mm – 20mm (đối với sỏi có kích thước ≤ 5mm sẽ ưu tiên điều trị nội khoa)
  • Sỏi niệu quản điều trị không hiệu quả bằng phương pháp nội khoa hoặc tán sỏi ngoài cơ thể

Kỹ thuật nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được thực hiện như thế nào?

  • Bệnh nhân được tê tủy sống hay mê toàn thân, nằm tư thế sản khoa
  • Bác sĩ dùng ống soi đưa vào lỗ tiểu vào bàng quang, soi lên niệu quản tiếp cận trực tiếp với sỏi, sau đó sử dụng nguồn tán laser tiến hành tán vỡ vụn sỏi
  • Các mảnh sỏi vụn có thể gắp ra qua ống soi hoặc sẽ tự thoát ra khi bệnh nhân đi tiểu. Sau tán bệnh nhân sẽ được đặt một ống thông mềm từ bàng quang lên thận với hai đầu cuộn tròn trong thận và bàng quang, và sẽ được soi bàng quang gắp ra sau 2-4 tuần

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser

  • Tán được mọi loại sỏi
  • Thời gian tán sỏi nhanh
  • Phục hồi nhanh
  • An toàn, không để lại sẹo

Nguy cơ nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện phẫu thuật?

Nhìn chung tất cả phẫu thuật hay thủ thuật nào cũng sẽ có một số nguy cơ xảy ra tai biến, biến chứng nhất định, tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học tiên tiến, hội nhập với trang thiết bị hiện đại, và với kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa sâu, thì nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được xem là một phương pháp điều trị sỏi tiết niệu an toàn, ít đau, ít xâm lấn nhằm giúp cho bệnh nhân sớm hồi phục, nâng cao chất lượng cuộc sống và sớm hòa nhập cộng đồng

Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước phẫu thuật để đảm bảo an toàn

  • Cho bác sĩ biết các loại thuốc đang được sử dụng hoặc dự định sử dụng ngoài y lệnh
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước mổ: xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp x-quang tim phổi, chụp x-quang bụng, chụp CT-scan, siêu âm, điện tâm đồ…
  • Nhịn ăn hoàn toàn trước mổ ít nhất 06 giờ để tránh biến chứng trào ngược thức ăn gây sặc, ảnh hưởng tính mạng trong quá trình tán sỏi
  • Được nhân viên y tế dặn dò những điều cần thiết trước tán sỏi
  • Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí làm thủ thuật

Bệnh nhân cần lưu ý những gì sau tán sỏi?

  • Những biểu hiện bình thường diễn ra sau nội soi tán sỏi:

+ Đau nhẹ vùng hông lưng sẽ giảm dần và hết trong ngày đầu.

+ Nước tiểu có màu hồng trong vài ngày đầu, sau đó giảm dần và trong trở lại

+ Tê nhẹ hai chân, sẽ hết khi thuốc tê tủy sống hết tác dụng; ho có đàm, đau họng nhẹ khi có gây mê toàn thân

+ Kích thích đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả nhu cầu phải thức dậy ban đêm để đi tiểu, hoặc đau sau khi đi tiểu do bác sĩ có đặt ống thông niệu quản từ thận xuống bàng quang, tình trạng này sẽ hết khi được rút thông

  • Các biến chứng cần theo dõi và báo cho nhân viên y tế:

+ Đau nhiều vùng hông lưng dọc xuống bộ phận sinh dục quá mức.

+ Nước tiểu có máu đỏ tươi, tiểu khó hoặc không tiểu được.

+ Chóng mặt, buồn nôn, nôn.

+ Sốt, lạnh run.

  • Chế độ dinh dưỡng, vận động

+ Sau mổ khoảng 6h khi hết cảm giác buồn nôn và tê hai chân bệnh nhân có thể ăn nhẹ như cháo, súp…, tránh ăn các chất kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, không hút thuốc lá.

+ Sau nội soi tán sỏi có thể vận động đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy.

Những điều bệnh nhân cần biết sau khi ra viện

  • Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện
  • Uống nhiều nước khoảng 2-3 lít/ ngày
  • Sau khi ra viện bệnh nhân có thể làm việc và vận động bình thường, tránh lao động nặng, chạy nhảy trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật
  • Khi có các triệu chứng bất thường như: đau hông lưng nhiều, tiểu máu nhiều hoặc kéo dài… thì phải tái khám ngay.
  • Trong quá trình tán sỏi bác sĩ đã đặt ống thông mềm từ bàng quang lên thận. Bệnh nhân cần tái khám đúng lịch hẹn để rút bỏ thông, thông thường từ 2-4 tuần sau tán sỏi.

Kết luận

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn trong điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu, sỏi được tán và lấy ra ngoài theo đường tự nhiên của cơ thể. Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, thời gian nằm viện ngắn và không để lại sẹo mổ.

Khoa Ngoại thận – Tiết niệu

 

Bài trước

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Bài tiếp theo

Thông tin thuốc

Bài tiếp theo

Thông tin thuốc

TIN ĐỀ XUẤT

10 lưu ý mới nhất của Bộ Y tế về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng dịch COVID-19

10 lưu ý mới nhất của Bộ Y tế về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng dịch COVID-19

10 tháng ago

Chèn bóng sonde foley và prostaglandin tại chỗ làm mở cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp

10 năm ago

Sách thống kê y học của ts nguyễn ngọc rạng

10 năm ago
Kháng sinh trong dự phòng biến chứng của sởi ở trẻ em

Kháng sinh trong dự phòng biến chứng của sởi ở trẻ em

10 năm ago

XEM THEO DANH MỤC

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Thuốc kháng viêm không steroid chọn lọc cox-2 (etodolac, meloxicam, celecoxib, rofecoxib, etoricoxib, valdecoxib, và lumiracoxib) điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp: một tổng quan hệ thống và đánh giá kinh tế

    Thuốc kháng viêm không steroid chọn lọc cox-2 (etodolac, meloxicam, celecoxib, rofecoxib, etoricoxib, valdecoxib, và lumiracoxib) điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp: một tổng quan hệ thống và đánh giá kinh tế

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khi nào cần tiêm phòng dại ?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Esc21 suy tim – việt ngữ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tìm hiểu về vàng da ở người lớn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Viêm dạ dày cấp là gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang

Website chính thức của Bệnh viện đa khoa An Giang

Mã xã hội của bệnh viện:

Thông tin

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG

  • Địa chỉ: 60 Ung Văn Khiêm, P. Mỹ Phước, TP Long Xuyên , Tỉnh An Giang.
  • Điện thoại: (0296).3852989 – 3852862
  • Email: benhviendkttangiang@angiang.gov.vn
  • Fax: 84 296 3854283
  • Chủ tài khoản: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
  • Số tài khoản: 3712.2.1015942
  • Nơi nhận: Kho bạc Nhà nước An Giang
  • Mã số thuế: 1600258404

Site liên kết

Sở y tế An Giang
Bộ y tế
Cục quản lý Khám chữa bệnh
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Giới thiệu ban giám đốc
    • Iso 15189
    • Giới thiệu logo
    • CÁC KHOA PHÒNG
  • Tin tức
    • Tin tức nội bộ
    • Bệnh viện
  • Thông báo
    • Lịch sinh hoạt
    • Đấu Thầu – Chào Giá
  • Tài liệu
    • Tài liệu tiếng anh
    • Tài liệu tiếng việt
    • Thống kê gs tuấn
    • Thống kê ts rạng
  • Nghiên cứu khoa học
    • Báo cáo năm 2021
    • Báo cáo năm 2020
    • Báo cáo năm 2019
    • Báo cáo năm 2018
    • Báo cáo năm 2017
    • Báo cáo năm 2016
    • Báo cáo năm 2015
    • Báo cáo năm 2014
    • Báo cáo năm 2003-2013
  • CĐT & QLCL
    • Chỉ đạo tuyến năm 2022
    • Chỉ đạo tuyến năm 2020
    • Chỉ đạo tuyến năm 2019
    • Chỉ đạo tuyến năm 2018
    • Chỉ đạo tuyến năm 2017
    • Chỉ đạo tuyến năm 2016
    • Chỉ đạo tuyến năm 2015
    • Chỉ đạo tuyến năm 2014
    • Chỉ đạo tuyến năm 2013
  • Thông tin dược
  • Giá DVKT
  • VTYT trúng thầu
  • Thuốc trúng thầu
  • Liên hệ

© 2022 Bệnh viện đa khoa An Giang