Những câu hỏi thường gặp bệnh viêm tuỵ

Bệnh viêm tụy là gì?

Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng, đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy.

Tụy là một tuyến nằm sau dạ dày, ở phía bên trái bụng, gần với phần đầu tiên của ruột non. Tuyến tụy thực hiện 2 nhiệm vụ chính, đó là:

  • Tạo ra các enzym cung cấp cho ruột non để phân hủy thức ăn.
  • Tạo ra các hormone insulin và glucagon cho máu để kiểm soát lượng đường trong máu.

Viêm tụy thường được chia làm 2 loại:

  • Viêm tụy cấp: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn, bệnh có thể diễn tiến đến suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do sỏi mật, lạm dụng rượu bia, tăng mỡ máu.
  • Viêm tụy mạn: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu viêm tuỵ cấp do rượu bia tái phát nhiều lần. Thường có biến chứng mạn tính như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tụy….

Triệu chứng viêm tụy

Hầu hết những người bị viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính thường có các triệu chứng như sau:

A. Các triệu chứng viêm tụy cấp

  • Cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên, có thể lan ra sau lưng
  • Cơn đau có thể kéo dài vài ngày
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Chướng bụng
  • Nhịp tim nhanh

Viêm tụy cấp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhauB. Các triệu chứng viêm tụy mạn tính

  • Đau ở bụng trên, thường xảy ra sau ăn, có thể lan ra sau lưng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sụt cân
  • Phân có mỡ

Viêm tụy có nguy hiểm không?

Có thể coi viêm tuỵ là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm tuỵ cấp vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp kịp thời.

Bệnh viêm tụy có chữa được không?

Bệnh viêm tuỵ cấp có thể điều trị dứt điểm và càng điều trị sớm thì mức độ hiệu quả càng cao, càng đỡ tốn kém và người bệnh cũng tránh được những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm tụy kiêng ăn gì và viêm tụy nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau viêm tụy. Do đó, những người bị viêm tụy mạn tính đặc biệt cần theo dõi lượng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày và cố gắng hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ
  • Đồ chiên
  • Sữa đầy đủ chất béo
  • Món tráng miệng có đường
  • Nước ngọt
  • Cafein
  • Rượu

Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa; ăn thực phẩm giàu protein và chất chống oxy hóa; uống nhiều chất lỏng để giữ đủ nước.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các chất bổ sung vitamin để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc này cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh viêm tụy có tái phát không?

Bệnh viêm tuỵ không khó chữa nhưng cũng rất dễ tái phát. Do đó, điều quan trọng là sau điều trị người bệnh cần tiếp tục tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm tránh bệnh tái phát.

  1. Có thể phòng ngừa bệnh viêm tuỵ không?

Để phòng ngừa tỷ lệ bị viêm tụy cấp, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc rượu bia.

Điều gì xảy ra nếu ngừng nhậu 30 ngày - VnExpress Sức khỏe Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình

  • Sử dụng một chế độ cân bằng dinh dưỡng, lành mạnh và nên có thói quen ăn nhạt để ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi mật.
  • Không ăn quá nhiều tinh bột, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp,…
  • Cần duy trì cân nặng ổn định và có thói quen uống nhiều nước hàng ngày.

Đối với các trường hợp bị mỡ máu cao hoặc bị tiểu đường,… người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để quản lý tốt những bệnh lý nền và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

BS.CKI. Võ Xuân Lan – Khoa Nội tiêu hoá huyết học

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)