Những cân nhắc khi lựa chọn phương pháp thay thế thận trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Có 3 phương pháp thay thế thận cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối:

– Ghép thận

– Thận nhân tạo

– Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng)

1. Ghép thận: thận của người bình thường (người hiến) sẽ được lấy ra và đưa vào trong cơ thể của bệnh nhân suy thận (người nhận).

D:\BS BICH\HÌNH ẢNH\New-Picture-3.bmp

Ưu điểm

– Gần như quả thận của chính mình

– Ăn uống sinh hoạt gần như người bình thường

– Không cần đường vào mạch máu hay ổ bụng

Nhược điểm

– Rất khó tìm người cho thận thích hợp

– Chi phí rất cao ( phẫu thuật và thuốc hàng ngày)

– Chịu cuộc đại phẫu

– Nguy cơ thải ghép

– tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép

– Số lượng bệnh nhân được ghép thận còn rất hạn chế

2. Thận nhân tạo: bệnh nhân sẽ được tạo cầu nối động mạch – tĩnh mạch ở tay, máu của bệnh nhân được lấy ra sẽ đưa vào máy thận nhân tạo để lọc bỏ các chất thải và dịch dư thừa sau đó trả máu lại cho bệnh nhân. Thời gian mỗi lần lọc máu khoảng 4 – 6 giờ / lần

D:\BS BICH\HÌNH ẢNH\images.jpg D:\BS BICH\HÌNH ẢNH\Máy-chạy-thận-nhân-tạo.jpg

Ưu điểm

– Được thực hiện tại bệnh viện bởi nhân viên y tế

– Không cần thiết bị tại nhà

-Trong ngày không lọc máu bệnh nhân có thể đi lại

Nhược điểm

– Cuộc sống gắn liền với bệnh viện, phải đến bệnh viện 3 lần trong tuần theo lịch cố định

– Cần tạo 1 cầu nối động mạch – tĩnh mạch ở tay.

– Mỗi lần lọc máu phải chích 2 kim

– Ăn kiêng và giới hạn lượng dịch nhập nghiêm ngặt, đặc biệt trong ngày không lọc máu

– Tình trạng tim mạch phải đủ tốt để lọc máu.

– Hạn chế đi xa, đi du lịch là vấn đề khó khăn.

– Có nguy cơ lây nhiễm trong lọc máu

3. Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng): bệnh nhân sẽ được đặt ống thông catheter Tenchkoff vào khoang bụng để đưa dịch vào và lấy dịch ra, sử dụng chính màng bụng của bệnh nhân như 1 màng lọc bán thấm để đào thải 1 số sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong đó có ure, creatinin và 1 số chất điện giải ra ngoài cơ thể. Có 2 phương pháp lọc màng bụng: lọc màng bụng liên tục bằng tay và lọc màng bụng tự động bằng máy.

D:\BS BICH\HÌNH ẢNH\images (4).jpg

a. Lọc màng bụng liên tục:

– Thay dịch bằng tay 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ, mỗi lần đưa vào bụng khoảng 2 lít dịch. Quy trình thay dịch có 4 bước:

– Kết nối túi dịch mới với ống thông.

– Xả dịch cũ ra khỏi ổ bụng.

– Vào dịch mới.

– Tháo kết nối, lưu dịch trong ổ bụng.

D:\BS BICH\HÌNH ẢNH\unnamed (1).jpg

b. Lọc màng bụng tự động bằng máy: được thực hiện với máy vào ban đêm khi bạn ngủ. Bệnh nhân sẽ được kết nối vào máy để thực hiện 3 đến 7 chu kỳ thay dịch trong khoảng 8 – 10 giờ vào buổi tối. Trong đêm máy sẽ tự động thay dịch, ban ngày bênh nhân hoàn toàn tự do đi làm, đi học,…

C:\Users\Administrator.OKRRC0HSAZOYG4J\Downloads\IMG_20190826_105751_77433f95a98c3eaabffce3a8ddf64263.jpg

Ưu điểm

– Bệnh nhân tự thực hiện tại nhà sau khi được huấn luyện kỹ.

– Chỉ đến bệnh viện 1 lần/tháng để tái khám và nhận dịch.

– Bệnh nhân có thể chọn thời gian thay dịch phù hợp.

Vd: sau thức dậy buổi sáng, trước ăn trưa, trước ăn chiều, trước khi ngủ.

– Lọc máu liên tục 24/24 gần như chức năng thận bình thường

– Chế độ ăn kiêng ít nghiêm ngặt hơn và có thể uống nước theo nhu cầu cơ thể

– Giảm nguy cơ lây nhiễm trong lọc máu.

– Có thể lọc máu lúc đang ngủ đối với lọc bằng máy.

– Không cần chích kim mỗi lần tiến hành lọc màng bụng.

Nhược điểm

– Cần không gian trong nhà để thực hiện và nơi để chứa dịch cũng như các dụng cụ cần thiết.

– Cần đặt ống thông vào khoang bụng, cần giữ sạch không bị nhiễm trùng.

– Người bệnh cần được huấn luyện thuần thục các thao tác lọc màng bụng

Bs Trần Ngọc Bích

Phó Khoa Nội Thận

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)