A prospective study of a series of 356 patients with supratentorial spontaneous intracerebral haematomas treated in a Neurosurgical Department.
Acta Neurochir (Wien). 2005 Aug;147(8):823-9. Epub 2005 Jun 23.
Bilbao G, Garibi J, Pomposo I, Pijoan JI, Carrasco A, Catalán G, González S. Department of Neurosurgery, Cruces Hospital, Bilbao, Spain. gbilbao@hcru.osakidetza.net
Đặt vấn đề: Xuất huyết não tự phát trên lều ( SSIH ) gây ra tỷ lệ tử vong và tàn phế cao. Hiện nay, vai trò đích thực của phẫu thuật chưa rõ ràng và các dữ liệu có được của nghiên cứu thử nghiệm quốc tế về xuất huyết não tự phát trên lều (International STICH) cũng chưa làm sáng tỏ được vấn đề đang còn tranh luận nầy. Ngoài ra, có một vài nghiên cứu tiến cứu đã đánh giá những bệnh nhân còn sống trong một thời gian dài nhưng không kể đến phương thức điều trị và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân .
Mẫu bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập tiến cứu các dữ liệu của tất cả các bệnh nhân xuất huyết não ( n = 356 ) được nhập vào bệnh viện cấp III đã được chọn, trong một thời gian 40 tháng, không tính đến bệnh cảnh lâm sàng và phương thức điều trị đã thực hiện. Các dữ liệu nghiên cứu được quân tâm là tình trạng thần kinh ban đầu của bệnh nhân, điểm hôn mê Glasgow ( GCS ), bệnh sử về tăng huyết áp và các điều trị trước đây ( ngoại kkhoa hay nội khoa ). Các yếu tố lâm sàng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong sau thời gian theo dõi 1 năm, được phân tích thông kê theo phương pháp đơn biến và đa biến.
Kết quả: Chúng tôi thấy rằng nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi bị bệnh thường xuyên nhất. Tăng huyết áp chiếm 47 % số bệnh nhân. Dựa vào bảng thang điểm Rankin cải tiến (Rankin scale) thì có 305 (86%) bệnh nhân không phụ thuộc các sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống (ADL) . Sau thời gian theo dõi 12 tháng, có 91 (46 % trong số bệnh nhân còn sống) vẫn không phụ thuộc với các sinh hoạt sống hằng ngày. Tỷ lệ phẫu thuật chiếm 22%. Mặc dù nó không phải là một nghiên cứu ngẫu nhiên, nhưng chúng tôi không thấy tỷ lệ tử vong khác biệt có ý nghĩa thống kê khi dựa vào bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật hoặc nội khoa. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong là 44%( 157 bệnh nhân) trong đó có 79% tử vong trong vòng 30 ngày đầu sau nhập viện.
Kết luận: Nghiên cứu nầy nhấn mạnh đến tỷ lệ tử vong cao của bệnh xuất huyết não tự phát trên lều, đặc biệt xảy ra trong tháng đầu tiên sau nhập viện. Trong tiểu nhóm bệnh nhân không bị phụ thuộc về lâm sàng trước khi bi đột quỵ xuất huyết não, thì chỉ còn 29,8 % không bị phụ thuộc sau một năm khởi bệnh. Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong khi dựa vào phương pháp điều trị ( phẫu thuật so với nội khoa) mặc dù việc chọn lựa phương pháp điều trị là không ngẫu nhiên. Trong số các yếu tố lâm sàng khác như tình trạng các chức năng trước khi bị đột quỵ, tuổi, mức độ hôn mê khi nhập viện và khối lượng máu tụ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ tử vong, khi kết thúc sau theo dõi 1 năm.
Người dịch: BS Nẫm, khoa CTCH – BVĐKTT An Giang