Một số vấn đề về tán sỏi ngoài cơ thể trong 22 năm qua – kinh nghiệm tại một trung tâm niệu khoa

What Happened to Shockwave Lithotripsy During the Past 22 Years? A Single-Center Experience.

Lorber GDuvdevani MGofrit ONLatke AKatz RLandau EHMeretyk S,Pode DShapiro A.

Department of Urology,HadassahHebrewUniversityHospital(Ein-Karem) ,Jerusalem,Israel

Đặt vấn đề: Từ năm 1985 đến tháng 8/2007 chúng tôi đã tiến hành 15.324 đợt tán sỏi ngoài cơ thể bằng máy Dornier HM3.

Mục tiêu: Chúng tôi nghiên cứu xu hướng thay đổi trong những đặc điểm bệnh nhân và việc điều trị.

Đối tượng và phương pháp: Dữ liệu bệnh nhân đã được lưu giữ trong kho dữ liệu điện toán. Chúng tôi ghi nhận những thay đổi về đặc điểm bệnh nhân và việc điều trị tán sỏi trong thời gian trên.

Kết quả: Tổng cộng có 15.324 lần tán sỏi được thực hiện trên 10.734 bệnh nhân. Những xu hướng sau đã được quan sát:

1- Kích thước sỏi: Tăng đáng kể tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm sỏi niệu được tán có đường kính <10mm, không thay đổi ở nhóm sỏi 10 – 20mm, giảm ở nhóm sỏi >20mm.

2- Vị trí sỏi: Tăng đáng kể lượng bệnh nhân ở nhóm sỏi niệu quản đoạn gần và xa, trong khi giảm ở nhóm sỏi bể thận và sỏi san hô.

3- Điều trị hỗ trợ: Tăng đáng kể trong việc sử dụng biện pháp hỗ trợ trước tán (stent hoặc thông niệu quản) thay đổi từ 20% giữa những năm 80 thế kỷ trước lên đến 60% vào năm 2007.

4- Triệu chứng lâm sàng: Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau tăng đáng kể và bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng niệu giảm đáng kể.

5- Tán sỏi bổ sung: 13% bệnh nhân cần tán sỏi lần hai trong vòng 90 ngày sau lần tán đầu tiên.

6- Tỉ lệ biến chứng sau tán sỏi thấp, khoảng 1 – 6% mỗi năm.

Kết luận: Sự phát triển của các phương pháp và kỹ thuật nội soi niệu đã làm giảm một lượng sỏi niệu kích thước lớn được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Các phương thức chẩn đoán tiên tiến làm tăng khả năng phát hiện cơn đau quặn thận ở những bệnh nhân có triệu chứng đau, do đó giúp việc điều trị tán sỏi kịp thời hơn. Việc đặt thông niệu quản gia tăng do những bệnh nhân có sỏi niệu gây tắc hoặc ngăn ngừa tắc đường niệu sau tán sỏi.

Người dịch: BS Quốc, khoa Ngoại niệu – BVĐKTT An Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)