Arq Bras Cir Dig. 2019 Dec 20;32(4):e1471. doi: 10.1590/0102-672020190001e1471. eCollection 2019.
MAGNETIC RESONANCE CHOLANGIOPANCREATOGRAPHY (MRCP) VERSUS ENDOSONOGRAPHY-GUIDED FINE NEEDLE ASPIRATION (EUS-FNA) FOR DIAGNOSIS AND FOLLOW-UP OF PANCREATIC INTRADUCTAL PAPILLARY MUCINOUS NEOPLASMS.
Costa DAPD1, Guerra JG2, Goldman SM3, Kemp R4, Santos JS4, Ardengh JC3,4, Ribas CAPM5, Nassif PAN5, Ribas-Filho JM5.
Abstract
BACKGROUND:
Intraductal papillary mucinous tumor (IPMN) are being diagnosed with increasing frequency. Computerized tomography scanning is commonly used as the primary imaging modality before surgery nonetheless magnetic resonance cholangiopancreatography (MRCP) provides better characterization. Endosonography-guided fine needle aspiration (EUS-FNA) has emerged as a way to reach pathological diagnose.
AIM:
To compare results of both methods with surgical pathology findings for classification of IPMN.
METHODS:
Thirty-six patients submitted to surgical resection with preoperative suspect of IPMN were submitted preoperatively to MRCP and EUS-FNA. Images obtained were analyzed according to a classification determined for each method. ROC curve was used for statistical analysis, that compared the images tests with the purpose of finding the best method for diagnosis and classification of IPMN.
RESULTS:
Sixteen patients underwent pancreatoduodenectomy, 16 to subtotal pancreatectomy and only four laparotomy. Pathological diagnosis was IPMN (n=33) and pancreatic intraepithelial neoplasia type 2 (n=3). Twenty-nine revealed non-invasive neoplasia and invasive form in four patients. MRCP and EUS-FNA have correctly diagnosed and classified (type of IPMN), in 62.5% and 83.3% (p=0.811), the affected segment location in 69% and 92% (p=0.638) and identification of nodules and/or vegetation presence in 45% and 90% (p=0.5). Regarding to histopathological diagnosis by EUS-FNA the sensitivity was 83.3%; specificity was 100%; positive predictive value was 100%; negative predictive value was 33.3% and accuracy was 91.7%.
CONCLUSIONS:
There was no significant difference in the diagnosis of IPMN. However, EUS-FNA showed better absolute results than MRCP to identify nodule and/or vegetation.
BÀI DỊCH
SO SÁNH CHỤP CỘNG HƯỠNG TỪ MẬT-TỤY (MRCP) VỚI SIÊU ÂM NỘI SOI HUỚNG DẪN SINH THIẾT KIM NHỎ (EUS-FNA) ĐỂ CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI U NHÚ TRONG ỐNG TIẾT NIÊM DỊCH (IPMN)
Tóm tắt
Tổng quan
U nhú trong ống tiết niêm dịch (IPMN) gần đây đã được chẩn đoán với tần suất ngày càng gia tăng. Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng thông thường nhất trước khi phẩu thuật mặc dù chụp cộng hưỡng từ mật tụy (MRCP) có nhiều ưu điểm hơn. Siêu âm nội soi hướng dẫn sinh thiết kim nhỏ (EUS-FNA) hiện nay đã nổi bật vai trò trong chẩn đoán mô bệnh học
Mục tiêu
So sánh kết quả của hai phương pháp với biểu hiện bệnh học ngoại khoa trong phân loại U nhú trong ống tiết niêm dịch (IPMN)
Phương pháp
Có 66 BN mổ cắt khối u có dạng IPMN trước mổ, những BN này đã được làm MRCP và EUS-FNA trước phẩu thuật. Đối với mỗi phương pháp, những hình ảnh sẽ được phân tích theo cách phân loại đã xác định trước. Phân tích thống kê bằng đường cong ROC so sánh các test hình ảnh với mục đích tìm ra phương pháp tốt nhất dùng để chẩn đoán và phân loại IPMN.
Kết quả
CÓ 16 BN cắt bỏ hoàn toàn khối tá tụy, 16 BN cắt tụy bán phần và chỉ có 4 BN mở ổ bụng. Chẩn đoán mô bệnh học là IPMN (n=33) và u tân sinh nội biểu mô tụy type 2 (n=3). Có 29 BN có u tân sinh không xâm lấn và 4 BN có dạng xâm lấn. MRCP và EUS-FNA đã chẩn đoán và phân loại chính xác (type của IPMN) lần lượt là 62,5% và 83,3% (p=0,811), vị trí đoạn bị ảnh hưỡng là 69% và 92% (p=0.638) và nhận dạng nodules và/hoặc sự hiện diện của sùi là 45% và 90% (p=0.5). Lưu ý rằng chẩn đoán mô bệnh học nhờ EUS-FNA có độ nhạy 83,3%, độ đặc hiệu là 100%, giá trị tiên đoán dương (PPV) là 100%, giá trị tiên đoán âm (NPV) là 33,3% và tính chính xác là 91,7%.
Kết luận
Không có sự khác biệt cò ý nghĩa thống kê về chẩn đoán u nhú trong ống tiết niêm dịch (IPMN). Tuy nhiên, siêu âm nội soi hướng dẫn sinh thiết kim nhỏ (EUS-FNA) đã cho thấy kết quả tuyệt đối tốt hơn MRCP trong nhận dạng nodules và/ hoặc sùi.
Người dịch
BS CKII LÂM VÕ HÙNG