Continuous lateral rotation therapy to prevent ventilator-associated pneumonia.
Crit Care Med. 2010 Feb;38(2):486-90. Staudinger T, Bojic A, Holzinger U, Meyer B, Rohwer M, Mallner F, Schellongowski P, Robak O, Laczika K, Frass M, Locker GJ.
Department of Internal Medicine I, Intensive Care Unit, Medical University of Vienna, Vienna, Austria. thomas.staudinger@meduniwien.ac.at
Mục tiêu: Tìm hiểu tác động của xoay trở bệnh nhân trên tần suất mắc bệnh viêm phổi do thở máy, thời gian thở máy, thời gian nằm viện, và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nặng.
Địa điểm: Ba đơn vị y tế chăm sóc tích cực của bệnh viện đại học tuyến cuối.
Thiết kế: Tiến cứu, ngẫu nhiên, nghiên cứu lâm sàng.
Bệnh nhân: Bệnh nhân, có thở máy <48 giờ và không có viêm phổi trước đó, được chọn ngẫu nhiên để điều trị xoay trở liên tục hoặc chăm sóc chuẩn. Tiêu chí chính kết thúc nghiên cứu là bị bệnh viêm phổi do thở máy. Viêm phổi do thở máy được định nghĩa khi có thâm nhiễm trên phim X quang ngực, dịch tiết khí quản có mũ, và có dấu hiệu viêm nhiễm tăng lên. Chẩn đoán xác định bằng cấy trùng và phải có nhiều hơn 10.000 khóm trùng trong 1ml dịch khí-phế nang. BS X quang, người không biết phân bổ nhóm và kết cục của nghiên cứu, sẽ xác định có thâm nhiễm hoặc không trên phim X quang.
Can thiệp: Điều trị xoay trở liên tục với giường bệnh thiết kế đặc biệt trên một vòng cung 90 độ. Các biện pháp bổ sung để ngăn ngừa viêm phổi do thở máy được chuẩn hóa giống nhau ở cả hai nhóm bao gồm tư thế nửa nằm nửa ngồi
Đo lường và kết quả chính: Tần suất viêm phổi do thở máy ở đơn vị chăm sóc tích cực là 11% trong nhóm xoay trở và 23% ở nhóm chứng (p = 0,048), tương ứng. Thời gian thở máy (8±5 so với 14 ±23 ngày, p = 0,02) và thời gian nằm viện (25±22 ngày so với 39±45 ngày, p = 0,01), ngắn hơn có ý nghĩa trong nhóm xoay trở. Phân tích hồi quy logistic đưa vào dần gồm các biến: điều trị xoay trở liên tục, giới tính, thang điểm chấn thương phổi (Lung Injury score), và thang điểm SAPS II. Kết quả phân tích cho thấy điều trị xoay trở liên tục chưa có ý nghĩa thống kê đối với viêm phổi do thở máy (p =0,08). Không dung nạp với điều trị xoay trở liên tục gặp ở 29 bệnh nhân (39%) trong giai đoạn cai máy. Tỷ lệ tử vong như nhau ở cả hai nhóm.
Kết luận: Tần suất viêm phổi do thở máy giảm đáng kể trong điều trị xoay trở liên tục. Điều trị xoay trở liên tục làm giảm thời gian thở máy và thời gian nằm viện. Điều trị xoay trở liên tục nên được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do thở máy như là một phương pháp kết hợp khả thi với các biện pháp phòng ngừa khác.
Người dịch: ĐD Thiên Sinh, khoa ICU