J Clin Oncol. 2012 Apr 20;30(12):1280-7. Epub 2012 Mar 12.
Fatigue, Inflammation, and ω-3 and ω-6 Fatty Acid Intake Among Breast Cancer Survivors.
Alfano CM, Imayama I, Neuhouser ML, Kiecolt-Glaser JK, Smith AW, Meeske K,McTiernan A, Bernstein L, Baumgartner KB, Ulrich CM, Ballard-Barbash R.
Source: Office of Cancer Survivorship, National Cancer Institute, 6116 Executive Blvd, Ste 404, Bethesda, MD20892-8336; alfanoc@mail.nih.gov.
Mục tiêu nghiên cứu: Có nhiều bằng chứng cho thấy hiện tượng viêm gây cảm giác mệt mỏi ở người bị ung thư nhũ bộ đã xong chữa trị. Nghiên cứu ở người bình thường cho thấy nếu cho họ được bổ sung một lượng cao chất acid béo w-3 không no (PUFA) thì có thể làm giảm hiện tượng mệt mỏi. Nghiên cứu sau khảo sát sự tương quan giữa hiện tượng mệt mỏi – viêm và liều bổ sung hàng ngày của chất acid béo w-3 và w-6 không no ở người “ sống sót” ung thư nhũ bộ.
Phương pháp: 633 bệnh nhân sống sót, (tuổi trung bình 56, giai đoạn ung thư từ I đến IIIA) tham gia vào công trình nghiên cứu này (Health,eating, activity, and Lifestyle Study) điền một số câu hỏi về ăn uống và chất bổ dưỡng và cho lấy máu để thử chất CRP và chất Amyloid A trong huyết thanh 30 tháng sau khi được chẩn đoán ung thư nhũ bộ và họ điền mẫu Piper Fatigue scale, Short Form-36 và vitality scale 39 tháng sau khi được chẩn đoán. Phân tích hiệp biến và mô hình hồi qui logistic đánh giá sự liên quan giữa hiện tượng viêm và mệt mỏi, viêm và lượng acid béo w-3 và w-6 ăn vào, giữa lượng acid béo w-3 w-6 và mệt mỏi, sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố nhiễu. Hiện tượng viêm được phân tích bằng biến số liên tục và biến nhị phân (SF-36 vitality< 50).
Kết quả: Thang điểm của hiện tượng mệt mỏi: gồm hành vi mệt mỏi (P=0,003) và cảm giác mệt mỏi (P=0,001) tăng khi độ phân vị CRP tăng. Sự tương quan này không còn khi hiệu chỉnh thuốc điều trị và các bệnh lý đi kèm. Các bệnh nhân có lượng CRP cao thì mệt mõi gia tăng (OR= 1,8) sau khi đã được điều chỉnh mọi yếu tố nhiễu (P<0,05). Nếu cho bổ sung chất w-6 nhiều hơn w-3 thì làm cho CRP tăng (P=0,01) và cũng làm tăng khả năng mệt mỏi (OR= 2,6 với lượng acid ăn vào cao nhất và thấp nhất) (P<0,05).
Kết luận: Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa lượng bổ sung cao acid béo w-3 và hiện tượng giảm viêm, và sự kiện này làm thuyên giảm các triệu chứng của hiện tượng mệt mỏi. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ khảo sát việc bổ sung acid béo w-3 trong ăn uống để giảm thiểu hiện tượng mệt mỏi đáng kể ở các bệnh nhân bị ung thư nhũ bộ.
Người dịch: BS Vũ Quốc Duy, USA