Liên quan giữa ERCP sớm và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm đường mật cấp.
TỔNG QUAN VÀ MỤC ĐÍCH:
Viêm đường mật cấp tính (AC) có liên quan đến tỉ lệ tử vong cao lên tới 10%. Mối liên quan giữa thời điểm ERCP và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân AC vẫn chưa rõ ràng. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát xem liệu ERCP sớm trong vòng 24 giờ có liên quan đến khả năng sống sót được cải thiện hay không.
PHƯƠNG PHÁP:
Tất cả các bệnh nhân làm ERCP tại Bệnh viện Đại học Odense, Đan Mạch, từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 9 năm 2016 đã được xác định bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu ERCP tiến cứu. Dữ liệu lâm sàng được thu thập từ hồ sơ y tế. Bệnh nhân đủ tiêu chí theo Hướng dẫn Tokyo 2013 và được xem xét chi tiết hồ sơ y tế cho thấy có bằng chứng về AC. Chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa ERCP trong vòng 24 giờ và tỉ lệ tử vong trong 30 ngày bằng phân tích hồi quy logistic với sự điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu.
KẾT QUẢ:
Tổng cộng có 4066 bệnh nhân liên tiếp làm ERCP trong suốt thời gian nghiên cứu và 166 bệnh nhân đủ tiêu chí chọn. Bốn mươi tám bệnh nhân (29%) làm ERCP trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện và 118 bệnh nhân (71%) làm ERCP sau đó. Bệnh nhân làm ERCP trong vòng 24 giờ trẻ hơn (trung bình: 65 so với 73 tuổi; P = 0,01) và có nhịp tim cao hơn (trung bình: 95 so với 90 nhịp / phút; P = 0,02). Tỉ lệ tử vong chung trong 30 ngày là 16% (n = 27). Tỉ lệ tử vong là 8% (n = 4) với những bệnh nhân làm ERCP sớm và 19% (n = 23) với những bệnh nhân làm ERCP sau đó (P = 0,10). Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, hiệu suất của ERCP trong vòng 24 giờ có liên quan đến tỉ lệ tử vong trong 30 ngày thấp hơn (tỉ số hai Odd, 0,23; khoảng tin cậy 95%, 0,05-0,95; P = 0,04).
KẾT LUẬN:
Kết quả của chúng tôi cho thấy ERCP sớm trong vòng 24 giờ có liên quan đến tỉ lệ tử vong thấp hơn 30 ngày ở bệnh nhân bị viêm đường mật cấp.