Khuyến cáo sơ bộ từ who về xét nghiệm virus corona chủng mới 2019 (2019-ncov) trên đối tượng nghi nhiễm

A close up of a sign

Description automatically generated

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

17/01/2020

Hiệu đính: Bs. CK2. Lâm Võ Hùng – BVĐK Trung tâm An Giang.

Lược dịch: Bs Phạm Huỳnh Minh Trí – CLB Anh Văn BVAG.

(https://www.who.int/publications-detail/laboratory-testing-for-2019-novel-coronavirus-in-suspected-human-cases-20200117)

1. Giới thiệu

Mục đích chính của tài liệu này là nhằm cung cấp hướng dẫn tạm thời cho các phòng xét nghiệm bao gồm xét nghiệm bệnh nhân phù hợp với định nghĩa trường hợp viêm phổi liên quan đến chủng mới virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc (Định nghĩa bệnh nhân nhiễm trùng do chủng mới của virus Corona 2019 do Cơ quan Giám Sát WHO ban hành – bản sơ bộ – https://www.who.int/health-topics/coronavirus).

Rất nhiều tài liệu thích hợp từ WHO được sử dụng trong bản nháp của tài liệu này, bao gồm cả khuyến cáo về xét nghiệm của WHO cho virus MERS-CoV. Như thông tin về bệnh học đã biết, biểu hiện lâm sàng và sự lây nhiễm bệnh trên cụm bệnh nhân viêm đường hô hấp được xác định là ở Vũ Hán, WHO tiếp tục theo dõi sự tiến triển dịch và sẽ điều chỉnh lại những khuyến cáo này nếu cần thiết.

Yếu tố sinh bệnh đối với nhóm bệnh nhân viêm đường hô hấp tại Vũ Hán được xác định là do virus Betacorona chủng mới, (chung nhóm với SARS-CoV và MERS-CoV) qua giai đoạn phát triển trở thành thế hệ mới hơn từ chủng cũ hoặc qua biến đổi trực tiếp từ mẫu virus cũ trên người mắc viêm phổi rất nặng. Quá trình soi trên kính hiển vi cho thấy một virus với đặc tính đơn dạng có hình vương miện: còn được gọi với tên coronavirus. Làm việc trực tiếp với nguồn thông tin trên, nhóm nghiên cứu đã phát triển một loạt các biến thể gen do khuyếch đại (PCR) phân tách nhằm dùng cho các phòng xét nghiệm liên quan đến CDC Trung Quốc và đã giúp phát hiện ra hàng chục trường hợp nhiễm (tính đến ngày phát hành tài liệu này).

Dữ liệu gen đầy đủ từ virus này đã được chia sẽ chính thức đến WHO và nền tảng GISAID (www.gisaid.org) và cho thấy sự phát triển của xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu loại coronavirus này. Chúng tôi mong chờ sẽ sớm có xét xét nghiệm PCR hoàn thiện trong nay mai. Cho đến thời điểm này, mục đích của xét nghiệm chẩn đoán này là để phát hiện nguyên nhân bệnh viêm phổi càng sớm càng tốt nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh, tiến đến cộng tác với các phòng xét nghiệm liên quan để hoàn thiện bộ công cụ phát hiện nhanh coronavirus.

2. Định nghĩa trường hợp nghi nhiễm nCoV-2019.

Xem định nghĩa tại link này: Định nghĩa bệnh nhân nhiễm trùng do chủng mới của virus Corona 2019 do Cơ quan Giám Sát WHO ban hành (https://www.who.int/health-topics/coronavirus).

3. Thu thập mẫu và vận chuyển

Việc thu thập mẫu thật nhanh và xét nghiệm các mẫu thích hợp từ những case nghi nhiễm là ưu tiên hàng đầu và nên được một chuyên gia đầu ngành về xét nghiệm hướng dẫn. Loạt xét nghiệm mở rộng vẫn rất cần thiết để xác định coronavirus chủng mới 2019 và vai trò của nhiễm khuẩn hỗn hợp v ẫn chưa được xác thực, nhiều xét nghiệm khác cần được hoàn thiện và khuyến cáo lấy đầy đủ mẫu trên lâm sàng. Khuyến cáo địa phương nên được tuân thủ về cả bệnh nhân lẫn thông báo cho người bảo hộ về việc thu thập mẫu xét nghiệm, và những nghiên cứu tiềm năng liên quan đến mẫu thử trong tương lai.

Dạng mẫu thử Vật liệu chứa mẫu Vận chuyển đến phòng xét nghiệm Lưu trữ đến khi xét nghiệm Nhận xét
Bệnh phẩm mũi-hầu và miệng-hầu. Cụm gạc bằng sợi terylen hoặc polyester 4oC <= 5 ngày: 4oC

>5 ngày: -70oC

Mẫu bệnh phẩm mũi-hầu và miệng-hầu nên đặt chung tube để tăng khả năng tải virus.
Dịch phế quản – phế nang Đồ chứa vô khuẩn 4oC <=48 giờ: 4 oC

>48 giờ: -70 oC

Có một số trường hợp mẫu bị pha loãng, nhưng vẫn. là mẫu nên thu thập.
Mủ đường khí quản, mũi-họng, mũi. Đồ chứa vô khuẩn 4oC <=48 giờ: 4 oC

>48 giờ: -70 oC

Đờm Đồ chứa vô khuẩn 4oC <=48 giờ: 4 oC

>48 giờ: -70 oC

Chắc rằng mẫu được lấy từ đường hô hấp dưới.
Mô sinh thiết hoặc tử thiết (bao gồm cả mô phổi) Đồ chứa vô khuẩn với nước muối 4oC <=24 giờ: 4 oC

>24 giờ: -70 oC

Huyết thanh (2 mẫu cấp và sau khi hồi phục – thường là 2 đến 4 tuần sau pha cấp) ống tube huyết thanh (người lớn: lấy từ 3-5ml máu toàn phần) 4oC <= 5 ngày: 4oC

>5 ngày: -70oC

Thu thập mẫu đôi:

-Cấp: tuần đầu mắc bệnh.

-Giai đoạn phục hồi: 2-3 tuần sau đó.

Máu toàn phần ống tube lưu trữ máu 4oC <= 5 ngày: 4oC

>5 ngày: -70oC

Cho việc phát hiện kháng nguyên độc lập ở ngay tuần đầu mắc bệnh.
Nước tiểu Đồ chứa nước tiểu chuyên dụng 4oC <= 5 ngày: 4oC

>5 ngày: -70oC

Đảm bảo là các qui trình thao tác chuẩn được thực hiện đầy đủ, và đội ngũ nhân viên thích hợp cần được huấn luyện và luôn sẵn sàng cho các mẫu xét nghiệm, lưu giữ mẫu, đóng gói và vận chuyển đi. Nguy cơ thiếu thông tin được đặt ra bởi các bản báo cáo về coronavirus ở Vũ Hán. Tuy nhiên việc mẫu thử được chuẩn bị xét nghiệm phân tử có thể sẽ bị nhầm là mẫu thử nghi ngờ Human influenza. Cố thử nuôi cấy mẫu virus có thể cần đánh giá kĩ khả năng kiểm soát an toàn sinh học cao.

Mẫu cần được thu thập (xem thêm bảng chi tiết ghi chú trên mẫu thu thập và lưu trữ )

  1. Mẫu thử đường hô hấp * (bệnh phẩm mũi-họng và miệng-họng trên bệnh nhân nhập viện và đàm “nếu có” và/hoặc dịch rửa đường họng hoặc khí phế quản trên bệnnh nhân mắc viêm phổi nặng).
  2. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, mẫu bệnh phẩm cấp và mẫu bệnh phẩm sau khi hồi phục (điều này bổ sung vào mẫu thử đườnng hô hấp và hỗ trợ định danh chính xác tác nhân gây bệnh, khi mẫu thử huyết thanh lần đầu đã có sẵn).

* Giúp bổ sung thông tin dựa trên mẫu thử đường hô hấp trên hay đường hô hấp dưới tốt hơn cho việc phát hiện coronavirus.

An toàn thủ thuật trong suốt quá trình thu nhận mẫu và vận chuyển mẫu

Tất cả mẫu thu thập được cho phòng xét nghiệm nên được xem như là một yếu tố nhiễm khuẩn tiềm tàng. Vận chuyển mẫu cần phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm theo khuyến cáo quốc gia hoặc quốc tế có liên quan đến việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm (chất gây nhiễm khuẩn – nhiễm trùng) để hạn chế tối đa khả năng phơi nhiễm với bệnh nguyên. Những vật dụng thích hợp để phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn cần được lưu ý, tuân theo hướng dẫn của IPC về 2019-nCoV đang được soạn thảo bản nháp.

Đảm bảo trao đổi thông tin tốt với phòng xét nghiệm và luôn sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết

Để đảm bảo quá trình chuyển mẫu được nhanh chóng và đảm bảo an toàn sinh học thích hợp ở phòng xét nghiệm, giao tiếp – thông tin cần được chia sẽ chân thành và liên tục. Hãy chắc rằng bạn đã cảnh báo phòng xé nghiệm về tình trạng khẩn cấp và tình huống sẽ xảy ra trên đường đi gửi mẫu. Đảm bảo rằng mẫu xét nghiệm đã được dán nhãn cẩn thận và chính xác, cũng như mẫu yêu cầu chẩn đoán đã được điền đầy đủ thông tin lâm sàng. Xem bảng dưới:

Thông tin cần được ghi chú:

– Thông tin bệnh nhân: tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, CMND hoặc căn cước công dân, thông tin hữu ích khác (số vào viện, mã số giám sát, tên bệnh viện, địa chỉ bệnh viện, phòng, tên kỹ thuật viên và thông tin liên lạc, tên và địa chỉ của người nhận).

– Ngày và giờ thu nhận mẫu.

– Vị trí giải phẩu của mẫu máu xét nghiệm.

– Xét nghiệm khác đi kèm cần thiết.

– Triệu chứng lâm sàng và tiền sử có liên quan (kể cả vaccin và kháng sinh đã dùng, thông tin dịch tễ học, yếu tố nguy cơ).

Đảm bảo rằng nhân viên chăm sóc y tế (HCWs) lấy mẫu tuân thủ theo khuyến cáo và sử dụng đúng cách PPE: kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong suốt quá trình chăm sóc y tế khi virus Corona chủng mới (nCoV)

– Đảm bảo rằng NVYT làm việc với thủ thuật luôn có aerosol (ví dụ như hít vào hoặc hút rửa đường thở, đặt nội khí quản, hồi sinh tim phổi, sinh thiết nhu mô phế quản) cần dùng các cảnh báo thêm (xem chi tiết ở phần khuyến cáo bên trên):

+ Đường thở (khẩu trang N95 – Chuẩn NIOSH, EU FFP2 hoặc tương đương, hoặc bảo vệ cao hơn). Khi dùng dụng cụ sử dụng một lần, cần thận trọng kiểm tra dấu niêm kỹ càng. Lưu ý rằng lông mặt (hoặc râu) có thể là nguyên nhân gây hở hoặc làm cho khẩu trang không khít. Ở một số quốc gia, khẩu trang có hỗ trợ lọc không khí là dụng cụ tốt nhất để tối ưu đường thở NVYT.

+ Bảo vệ mắt (ví dụ như kính mắt hoặc thiết bị bảo vệ mặt).

+ Áo và găng tay sạch, dài. Nếu áo không kháng nước, nên có thêm tạp dề chống nước cho thủ thuật và mặc tạp dề nhằm che chắn vị trí dễ bị nhiễm dịch bắn vào áo.

– Hoàn thành thủ thuật với phòng thông khí ổn định: thông khí thiên nhiên tối thiểu ở mức 160 l/s/khí thở từ bệnh nhân, hoặc phòng áp lực âm với tối thiểu 12 lần thay đổi chiều khí lưu thông mỗi giờ và kiểm soát trực tiếp luồng khí lưu thông khi sử dụnng thông khí cơ học.

– Giới hạn số người hiện diện trong phòng đến tối thiểu cho nhu cầu chăm sóc bệnh nhân; và

– Tuân theo hướng dẫn WHO cho từng bước mặc áo hay tháo mũ PPE. Hoàn thành việc rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnnh nhân hay cả khi tiếp xúc gần với không gian xunng quanh bệnh nhân, đặc biệt là sau khi tháo bỏ dụng cụ vô khuẩn.

– Quản lý thủ thuật khử nhiễm: đảm bảo rằng tất cả vật dụng sử dụng đều được sắp xếp thích hợp. Khu vực làm việc chống nhiễm và khử nhiễm. Phần máu tràn ra hoặc dịch cơ thể đã nhiễm siêu vi nên được tuân theo thủ thuật hợp lý, thường dùng với chất tẩy rửa từ chlorine.

Việc chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm cần lưu ý:

-Đảm bảo người chuyển mẫu đã được huấn luyện ở môi trường thực hành và thủ thuật khử nhiễm mẫu máu.

-Tuân theo yêu cầu vận chuyển mẫu máu – mẫu xét nghiệm của từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tương ứng.

-Chuyển tất cả mẫu thử bằng tay bất cứ khi nào có thể. Đừng dùng hệ thống vận chuyển mẫu bệnh phẩm.

-Ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh của trường hợp nghi nhiễm vào phiếu thông tin. Báo trước với phòng xét nghiệm nơi gửi mẫu càng sớm càng tốt trong lúc mẫu thử đang được chuyển đi

4. Sử dụng hiệu quả mạng lưới phòng xét nghiệm toàn cầu

Sử dụng hiệu quả mạng lưới phòng xét nghiệm toàn cầu nên được áp dụng từ các phòng xét nghiệm liên quan để có thể triển khai những xét nghiệm chẩn đoán xác định và những xét nghiệm khác.

Thời gian và độ chính xác của mẫu xét nghiệm từ case lâm sàng được xem như một phần thiết yếu của quá trình quản lý đợt dịch cấp. Tất cả quốc gia nên tiếp cận để có được xét nghiệm đáng tin cậy, kể cả trong nước hay quốc tế, tại những phòng xét nghiệm quyết tâm hoàn thiện việc phát hiện sớm và xét nghiệm chẩn đoán xác định cũng như phát hiện thêm bệnh nguyên mới. WHO đang làm việc mật thiết với các trung tâm nghiên cứu lớn và các chuyên gia để đảm bảo chẩn đoán được hoàn thiện hơn và có giá trị xác thực. WHO có thể hỗ trợ các thành viên của mình nhằm tiếp cận xét nghiệm và thử nghiệm quốc tế để cùng nhau phát triển.

5. Xét nghiệm và nghiên cứu 2019-nCoV ở một số phòng xét nghiệm liên quan

Xét nghiệm 2019-nCoV cho bệnh nhân được xác định nghi ngờ nhiễm coronavirus.

Bệnh nhận với các triệu chứng điển hình như định nghĩa lâm sàng về case nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV nên được theo dõi với PCR virus (chi tiết bên dưới). Nếu cần thiết quản lý bệnh nhân, theo dõi thêm những nguyên nhân khác gây bệnh hô hấp – dựa vào các khuyến cáo riêng (1,5,7). Nếu bệnh đồng nhiễm nhiều tác nhân, tất cả bệnh nhân có triệu chứng như định nghĩa nên được xét nghiệm 2019-nCoV mà không cần lưu ý đến bệnh nguyên hô hấp nào đã được tìm thấy. Nếu xét nghiệm không thể thực hiện ở một phòng xét nghiệm tại chỗ thì cố gắng gửi mẫu đi chẩn đoán xác định ở một phòng xét nghiệm khu vực – quốc gia – quốc tế có mẫu lam coronavirus hoặc loại đặc biệt 2019-nCoV. WHO có thể hỗ trợ thành viên tìm kiếm phòng xét nghiệm có khả năng cung cấp dịch vụ xét nghiệm đặc hiệu này.

Xét nghiệm khuyếch đại Acid nucleic cho virus 2019-nCoV

Như thông tin từ chủng siêu vi mới 2019-nCoV đã có, xét nghiệm phân tích PCR có thể được thiết kế để phát hiện chủng này. Tối ưu hoá thiết kế xét nghiệm PCR có thể là quá trình vô cùng phức tạp, và một lựa chọn hữu ích hơn là liên hệ một phòng xét nghiệm có kinh nghiệm hơn công bố phân tích của họ và hỏi xin quyền được tiếp cận mẫu phân tích hoá học của họ.

Phòng xét nghiệm nên yêu cầu để được sử dụng phân tích xét nghiệm coronavirus để khuyếch đại sau đó tuần tự đánh giá đặc tính chủng siêu vi và chẩn đoán xác định. Sự quan trọng của thông tin về kết quả xét nghiệm với pan-coronavirus được gạch chân bởi 4 chủnng coronavirus trên ngừoi (HcoVs) trên toàn cầu: HcoV-229E, HcoV-NL63, HcoV-HKU1, HcoV-OC43. Hai chủng sau cùng chính là beta-coronavirus. Hai chủng beta-coronavirus khác gây bệnh nhiễm khuẩn lây từ động vật trên ngừoi là MERS-CoV, đạt được bằng cách liên hệ với lạc đà một bướu và SARS bùng phát từ cầy hương và loài dơi móng ngựa cư trú trong hang động.

Thay vào đó, quá trình khuyếch đại và phát hiện ra siêu vi 2019-nCoV có thể giúp chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp một số bằng chứng đáng kinh ngạc hay ở những phòng xét nghiệm ít kinh nghiệm, sự hỗ trợ từ bên ngoài nên được bổ sung và thúc đẩy.

Một thử nghiệm đặc biệt từ NAAT đã được xác thực, xác định bệnh nhân mắc coronavirus chủng mới 2019 dựa trên sự phát hiện đặc biệt về trình tự acid nucleic của virus này với phản ứng chuỗi polymer ngược chiều (RT-PCR). Kỹ thuật thay thế từ NAAT có ưu điểm là tốc độ nhanh hơn và dễ dùng hơn. Hi vọng sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần.

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh có thể hữu ích để xác định đáp ứng miễn dịch với bệnh nguyên từ một nhóm virus đặc thù, ví dụ như coronavirus. Kết quả tốt nhất từ huyết thanh chẩn đoán cần thu thập các mẫu huyết tương đôi (trong đợt cấp và pha hồi phục) từ những trường hợp mắc coronavirus cụ thể.

Bảng 2. Xét nghiệm hoàn thành trong những phòng xét nghiệm lớn dùng cho BN có triệu chứng giống với định nghĩa
Xét nghiệm Mẫu Nhận xét
Ở những phòng xét nghiệm có khả năng kiểm chứng coronavirus bằng mẫu thử RT-PCR cần kiểm tra đoạn mồi so với đoạn của 2019-nCoV. Nếu đoạn mồi trùng lắp và có khả năng phát hiện 2019-nCoV thì đoạn thử dương tính nên được hoàn thiện để xác định chủng virus. Đường hô hấp Thu thập trên mẫu.

Thực hiện bởi chuyên gia xét nghiệm.

NAAT cho 2019-nCoV khi có thể (mẫu thử phải luôn được kiểm chứng) Đường hô hấp Thu thập trên mẫu.

Thực hiện bởi chuyên gia xét nghiệm cho đến khi mẫu kiểm chứng được hoàn thiện.

Phân đoạn gen toàn bộ Đường hô hấp Thu thập trên mẫu.

Thực hiện bởi chuyên gia xét nghiệm.

Huyết thanh chẩn đoán virus corona toàn phần từng cặp mẫu thử – nếu có Huyết thanh
Thực hành an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm

– Đảm bảo rằng phòng xét nghiệm y khoa tuân thủ tốt những qui định về thực hành an toàn sinh học. Tất cả xét nghiệm trên mẫu thử lâm sàng từ bệnh nhân có những triệu chứng nghi nhiễm nên được hoàn thành ở phòng xét nghiệm có đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện tốt về kỹ thuật và trang bị thủ thuật. Khuyến cáo quốc gia về an toàn sinh học nên được tuân thủ nghiêm ngặt trong mọi hoàn cảnh. Những thông tin cơ bản về khuyến cáo an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, vui lòng xem “Hướng dẫn an toàn sinh học phòng xét nghiệm từ WHO – ấn bản thứ 3” (8). Hiện nay có tương đối ít thông tin về nguy cơ mẫu xét nghiệm chủng mới virus corona 2019 phát hiện ở Vũ Hán, tuy nhiên chúng tôi vẫn đang chuẩn bị mẫu thử cho việc xét nghiệm tế bào học dựa trên những mẫu thử của virus cúm (2, 7-9).

Cần khuyến cáo rằng tất cả mọi thao tác tronng phòng xét nghiệm trong việc tạo mẫu thử đều bắt nguồn từ những trường hợp nghi nhiễm hoặc đã xác định nhiễm virus corona chủng mới dựa trên những triệu chứng chẩn đoán từ khuyến cáo của WHO (https://www.who.int/csr/disease/coronavirus_infections/Biosafety_InterimRecommendations_NovelCoronavirus2012_31Oct12.pdf?ua=1).

Thông tin về an toàn sinh học trên SARS, Betacoronavirus có thể gây viêm đường hô hấp (https://www.who.int/csr/sars/biosafety2003_04_25/en/ ).

6. Báo cáo case lâm sàng và kết quả xét nghiệm

Phòng xét nghiệm nhận mẫu nên tuân theo yêu cầu báo cáo của từng quốc gia. Tuy nhiên, những trường hợp nghi ngờ nên được báo cáo tới cơ quan y tế công cộng có liên quan càng sớm càng tốt – ngay khi phòng xét nghiệm nhận được mẫu (kể cả khi người nghi nhiễm chưa được làm bất cứ xét nghiệm nào khác). Tất cả kết quả xét nghiệm, dù dương tính hay âm tính, vẫn nên báo cáo ngay lập tức cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sở tại. Nếu tình trạng nhiễm virus lan rộng, các phòng xét nghiệm nên cảnh báo cho cơ quan y tế công cộng sở tại ngay lập tức khi phát hiện có case dương tính mới hoặc xét nghiệm nghi ngờ dương tính cao (đối với phòng xét nghiệm chưa đủ khả năng xác định dương tính). Phòng xét nghiệm nên báo cáo định kì số bệnh nhân nghi nhiễm đã có kết quả âm tính cho cơ sở y tế công cộng sở tại.

Khi phát hiện một trường hợp có khả năng mắc bệnh với nguy cơ cao diễn tiến suy hô hấp cấp nghiêm trọng thì vẫn nên cảnh báo sớm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này cho phép nhà chức trách địa phương ra quyết định sớm về việc khởi động việc thăm khám, điều tra bệnh sử và đánh giá kỹ lưỡng phản hồi người nghi nhiễm. Phát hiện một trường hợp nhiễm bệnh thì nên cảnh báo sớm cho các cơ sở y tế, bệnh viện và bệnh nhân ngoại trú. Phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cũng như lãnh đạo địa phương (nơi có người nghi nhiễm bệnh sinh sống hoặc du lịch đến) đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tìm ra trường hợp nhiễm bệnh. Theo khuyến cáo của IHR 2005, hệ thống y tế quốc gia phải gửi cảnh báo đến WHO trong vòng 24 giờ đối với tất cả các sự kiện liên quan đến tình trạng y tế công cộng khẩn cấp (dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã được định nghĩa).

Các công cụ giúp IHR ra quyết định nên được xác định sớm khi một biến cố (hoặc sự kiện) đã được gửi đến WHO. Những hướng dẫn thêm về các công cụ ra quyết định IHR, ví dụ như ứng dụng của nó luôn có sẵn. Cơ quan thú y quốc gia phải cảnh báo cho OIE về bất cứ loài vật nào bị bệnh mới phát hiện – mà nghi ngờ là nguyên nhân gây dịch virus. OIE sẽ liên hệ lại để xác minh thêm thông tin.

7. Chân thành cảm ơn

Chân thành cảm ơn những đóng góp của các cá nhân tham gia biên tập tài liệu hướng dẫn này: Maria Zambon, Public Health England, UK; Christian Drosten, Charité – Universitätsmedizin Berlin, Germany; Marion Koopmans, Erasmus MC, Rotterdam, The Netherlands; David Alland, Rutgers Medical School, USA; George Gao, Chinese CDC, China. WHO Health Emergency Programme: Katelijn Vandemaele, Magdi Samaan, Christian Fuster, Wenqing Zhang, Céline Barnadas, Lisa Stevens, Chris Oxenford, Sebastian Cognat, Kazunobu Kojima, Carmen Dolea, Maria Van Kerkhove, Mark D Perkins and Karin von Eije. WHO Science Division: Vasee Moorthy

8. Tài liệu tham khảo

1)  Managing epidemics, key facts about major deadly diseases. Geneva: World Health Organization; 2018. (https://apps.who.int/iris/handle/10665/27 2442)

2)  WHO Global Influenza Surveillance Network Manual for the laboratory diagnosis and virological surveillance of influenza, WHO, 2011 (https://www.who.int/influenza/gisrs

_laboratory/manual_diagnosis_surveil

lance_influenza/en/)

3)  Investigation of cases of human infection

with Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV), interim guidance, World Health Organization, updated June 2018 WHO/ERS/SUR/15.2 Revision 1 (https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/ 10665/178252/WHO_MERS_SUR_15.2_ eng.pdf;sequence=1)

4)  Surveillance for human infection with Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV), interim guidance, Updated June 2018, WHO/MERS/SUR/15.1 Revision 1 (https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/ 10665/177869/WHO_MERS_SUR_15.1_ eng.pdf;sequence=1)

5)  Protocol to investigate non-seasonal influenza and other emerging acute respiratory diseases. Geneva: World Health Organization; 2018. (https://www.who.int/influenza/resources/ publications/outbreak_investigation_proto col/en/)

6)  WHO Recommended Surveillance Standards WHO/CDS/CSR/ISR/99.2 (https://www.who.int/csr/resources/public ations/surveillance/whocdscsrisr992.pdf)

7)  Guideline for the collection of clinical specimens during field investigation of outbreaks WHO/CDS/CSR/EDC/200.4 (https://www.who.int/ihr/publications/WH O_CDS_CSR_EDC_2000_4/en/)

8)  WHO laboratory biosafety manual, third edition. Geneva: World Health Organization; 2004. (http://www.who.int/csr/resources/publicat ions/biosafety/ WHO_CDS_CSR_LYO_2004_11/en/)

9)  Laboratory biorisk management for laboratories handling human specimens suspected or confirmed to contain novel coronavirus: Interim recommendations. Geneva: World Health Organization; 2013. (https://www.who.int/csr/disease/coronavi rus_infections/Biosafety_InterimRecomm endations_NovelCoronavirus_19Feb13.pd f)

10)  Infection prevention and control of epidemic- and pandemic-prone acute respiratory infections in health care. Geneva: World Health Organization; 2014. (https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/ 10665/112656/9789241507134_eng.pdf?s equence=1)

11)  Infection prevention and control during health care when novel coronavirus (nCoV) infection is suspected, interim guidance, January 2020. . Geneva: World Health Organization; 2020.

12)  武汉病毒性肺炎疫情病原体初步判定为新型冠状 病毒, accessed on 9 januari 2020, (http://www.chinanews.com/m/sh/2020/01 -09/9054817.shtml)

13)  Surveillance case definitions for human infection with novel coronavirus. Interim guidance v1, January 2020. Geneva: World Health Organization; 2020.

14)  Guidance on regulations for the transport of infectious substances 2019–2020. Geneva: World Health Organization; 2019. (https://www.who.int/ihr/publications/WH O-WHE-CPI-2019.20/en/)

15) World Heath Organization. (2019). Infection prevention and control during health care for probable or confirmed cases of Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV) ìnection: interim guidance: updated October 2019. World Heath Organization. (https://apps.who.int/iris/handle/10665/174652 )

16) WHO guidelines on hand hygiene in health care. Geneva: World Health Organization; 2009. (https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/44102/9789241597906_eng.pdf?sequence=1).

17) World Health Organization. Five moments for hannd hygiene. 2014 (http://www..who.int/gpsc/tools/Five_moments/en ).

18) World Health Organization. International Health Regulation (2005); third edition. Geneva: World Health Organization; 2016 (https://who.int/ihr/publications/9789241580496/en/).

ISBN 978-92-4-000097-1 (electronic version)
ISBN 978-92-4-000098-8 (print version)

© World Health Organization 2020.

Some rights reserved. This work is available under the CC BY-NC-SA 3.0 IGO licence.

page6image66163168

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)