Bệnh dại là bệnh do virus dại (Rhabdovirus) gây ra. Theo thống kê dịch tễ học, các nước thuộc vùng Đông Nam Á, hằng năm có tỷ lệ chết do bệnh dại chiếm đến 80% trên toàn thế giới. Từ 2004 đến nay, tỷ lệ bệnh dại ở các nước có xu hướng tăng rõ rệt, trong đó có Việt Nam.
Ổ chứa virus dại là động vật có vú. Ở Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại chủ yếu ở chó (96 – 97%), sau đó là mèo (3 – 4%), các động vật khác như thỏ, chuột, sóc… chưa phát hiện được.
Từ lúc nhiễm cho đến lúc có triệu chứng, chó và mèo mất 10 nagỳ, một số động vật hoang dã từ 8 – 18 ngày.
Virus dại được truyền qua nước bọt của các động vật mắc bệnh, đi vào vết thương trên da qua vết cắn, vết trầy xước hay bị động vật liếm qua vết thương hay niêm mạc. có 2 các virus dại gây bệnh cho cơ thể con người:
1. Trực tiếp đi vào hệ thần kinh ngoại biên, lên não gây triệu chứng dại.
2. Nhân lên trong mô liên kết tại vết cắn, tránh khỏi sự phát hiện của hệ miễn dịch. Sau đó đi vào hệ thống thần kinh gây triệu chứng dại.
Thời gian ủ bệnh thường 2 – 12 tuần, có thể chỉ 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc hơn. Thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn càng gần vùng đầu mặt cổ thời gian ủ bệnh càng ngắn. triệu chứng ban đầu của bênh jdại thường không rõ ràng rất dễ nhầm với cúm, chỉ xuất hiện thoáng qua như: sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng và khó chịu tại vết cắn. Triệu chứng toàn phát biểu hiện viêm não hoặc liệt cơ, sợ gió, sợ nước. Triệu chứng kéo dài trên 6 ngày sau đó tử vong. Các trường hợp dại toàn phát 100% tử vong.
Để phòng dại có hai chế phẩm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại.
Lưu ý:
Việc theo dõi động vật chỉ áp dụng cho chó và mèo
Những vết cắn đặc biệt: đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục và tay là nơi có nhiều dây thần kinh nên được xếp vào độ nguy hiểm. Bạn cần đến các trung tâm tiêm phòng để được tư vấn.
Nếu con vật nghi ngờ dại chết, bạn hãy mang chúng đến Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương để xét nghiệm tìm virus dại. Chú ý đeo găng tránh tiếp xúc với bệnh phẩm.
Trẻ nhỏ thích tiếp cận với vật nuôi, chúng thường che giấu các vết cắn do sợ bố mẹ mắng. Hãy dạy chúng cách phòng tránh thú vật cắn.
Bạn cần làm gì ?
1. Dự phòng chủ động: tiêm vaccine phòng dại.
Người thường xuyên tiếp xúc với động vật, có nguy cơ nhiễm virus dại: nhiên viên kiểm lâm, chăn nuôi, bác sĩ thú y, làm việc tại lò mổ …
Người du lịch đến vùng có bệnh dại: Nam Mỹ, châu Phi, Mexico, Đông Nam Á.
2. Người bị thú vật cắn: theo dõi con vật trong 15 ngày (kể cả con vật đã được tiêm phòng)
Da không xây xát: không cần điều trị.
Vết cắn xây xước nhẹ, xa vùng đầu mặt cổ: trong 15 ngày nếu con vật vẫn sinh hoạt bình thường và không bỏ ăn. Bạn chỉ cần tiếp tục theo dõi con vật.
Vết cắn gần vùng đầu mặt cổ, vết cắn sâu, nhiều vị trí, vết cắn đầu chi và bộ phận sinh dục: bạn cần đến các trung tâm tiêm phòng để được tư vấn trong 24 – 48h đầu kể từ lúc bị cắn.
3. Khi nghi ngờ vật cắn bị bệnh dại, hãng mang chúng đến Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương để làm xét nghiệm chẩn đoán dại.
Nên và không nên
Các biện pháp và phương thuốc dân gian truyền miệng đều không có tác dụng ngăn chặn bệnh dại.
Khi bệnh dại khởi phát, tất cả các phương pháp điều trị đến nay đều không có hiệu quả. Tỷ lệ tử vong gần như chắc chắn.
Dại là bệnh dễ phòng nhưng khó chữa. Khi bị phơi nhiễm với nguy cơ bệnh dại, đừng ngần ngại, bạn hãy đến các trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng nếu cần thiết.
Theo các nghiên cứu, trẻ nhỏ thường thích tiếp xúc với động vật. Chúng thường có xu hướng giấu bố mẹ các vết cắn do sợ bị mắng, do đó viêc jsơ cứu và dự phòng thường chậm trễ. Bạn hãy dạy trẻ cách phòng tránh bị động vật cắn và cách tiếp xúc với động vật lạ
Nếu bạn có vật nuôi, hãy cho chúng tiêm phòng dại: nên tiêm sớm cho chó ở 6 – 8 tuần tuổi, mèo ở 8 tuần tuổi. Nếu không thuộc thời gian này hoặc không rõ vật nuôi của mình được tiêm phòng hay chưa, bạn hãy tham khảo bác sĩ thú y.
Bạn không nên nghĩ rằng giữa thành phố lớn hoặc thú nuôi nhốt sẽ không bị lây bệnh dại. Theo thông báo dịch tễ học, hiện tại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn lác đác xuất hiện các ca bệnh dại do chó, mèo nuôi cắn.