Antibiotics for preventing complications in children with measles.
Cochrane Database Syst Rev. 2008 Jul 16;(3):CD001477.
Kabra SK, Lodha R, Hilton DJ.
Pediatric Pulmonology Division, Department of Pediatrics, All India Institute of Medical Sciences, Ansari Nagar, New Delhi, India, 110029. skkabra@rediffmail.com
Vấn đề: Sởi là bệnh gây tử vong dẫn đầu trong số các bệnh có thể phòng ngừa bằng vacin, ước lượng sởi gây ra khoảng 44% của 1,7 triệu tử vong trẻ em hằng năm trong các bệnh có thể phòng ngừa. hằng năm
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kháng sinh dùng điều trị trẻ bị sởi để dự phòng biến chứng và giảm tỷ lệ bệnh viêm phổi, các thương tật và tử vong khác.
Chiến lược tìm kiếm: Chúng tôi tra cứu thông tin cập nhật đến năm 2008 từ Trung tâm đăng ký các nghiên cứu có đối chứng Cochrane ( thư viện Cochrane số 1/2008), MEDLINE (1966 đến tuần 1,T1/2008), EMBASE (1980 – T12/2007) và đăng ký các nghiên cứu quốc gia (số 3, 2007).
Tiêu chí chọn lựa: Các nghiên cứu ngẫu nhiên và bán ngẫu nhiên có đối chứng về so sánh kháng sinh với giả dược hoặc không điều trị gì để ngăn ngừa biến chứng ở trẻ bị sởi.
Thu thập và phân tích số liệu: Hai tác già độc lập đưa ra dữ liệu và dánh giá chất lượng nghiên cứu.
Kết quả chính: 7 nghiên cứu với 1385 trẻ được tuyển chọn. Gộp chung dữ liệu các nghiên cứu cho thấy : ở nhóm điều trị có tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi thấp hơn so với nhóm chứng . Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Ở trẻ dùng KS, có 1,9% bị viêm phổi, trong khi ở nhóm chứng là 6% bị viêm phổi (OR 0.28; KTC 95% :0.06 – 1.25). Một nghiên cứu chỉ ra rằng dùng kháng sinh có sự tăng tỉ lệ viêm phổi (thực hiện năm 1942) khi so sánh sulfathiazole với điều trị triệu chứng. Nếu kết quả của nghiên cứu này được loại bỏ khỏi phân tích tổng hợp, kết hợp 6 nghiên cứu còn lại cho thấy: có sự giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê tỉ lệ mắc mới bệnh viêm phổi ở trẻ dùng kháng sinh (OR 0.17; KTC 95% : 0.05 – 0.65). Số BN cần điều trị (NNT) để ngừa được 1 đợt của viêm phổi là 24. Tỷ lệ mắc các biến chứng khác của Sởi giảm đáng kể ở các trẻ được dùng kháng sinh như : viêm tai giữa mũ (OR 0.34; KTC 95% : 0.16 – 0.73), viêm amiđan (OR 0.08; KTC 95% : 0.01 – 0.72). Không thấy sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh đối với các biến chứng như: viêm kết mạc (OR 0.39;KTC 95% : 0.15 – 1.0), tiêu chảy (OR 0.53; KTC 95% : 0.23 – 1.22), hoặc“croup“ (OR 0.16; KTC 95% : 0.01 – 4.06).
Kết luận của tác giả: Nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng có lợi của kháng sinh trong dự phòng biến chứng của bệnh Sởi như: viêm phổi, viêm tai giữa mũ và viêm amiđan ở trẻ em. Điểm chính của tổng quan này là không đưa ra hướng dẫn cụ thể về loại kháng sinh, thời gian dùng và ngày khởi điểm dùng. Có lẽ nên dùng Penicillin hoặc Co-trimoxazole. Cần có những RCTs tốt để trả lời cho những nghi vấn này.
Người dịch : BS Nam Phương, khoa Nhi – BVĐKTTAG