Hội thảo “Quản lý toàn diện bệnh lý hô hấp mạn tính: góc nhìn lý thuyết đến thực tế lâm sàng”

Vừa qua chiều ngày 19/10/2023, Bệnh viện ĐKTT An Giang đã phối hợp cùng Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức hội thảo hoa học với chuyên đề “Quản lý toàn diện bệnh lý hô hấp mạn tính: góc nhìn lý thuyết đến thực tế lâm sàng” với sự tham gia của Ban Giám đốc Bệnh viện, các y bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện và các Bác sĩ, Dược sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế trong tỉnh.

Hội thảo có 03 nội dung chuyên đề gồm: “Tiếp cận điều trị COPD hiệu quả từ đợt cấp đến duy trì” của PGS.TS.BS. Lê Tiến Dũng – Khoa Hô Hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Liên Chi Hội Hô hấp TP.HCM; “Ca lâm sàng: tối ưu hóa liệu pháp kháng viêm giảm triệu chứng trên bệnh nhân hen trung bình – nặng” của ThS.BS. Trần Thị Thúy Tường – Khoa Thăm dò Chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; “Dụng cụ hít và tuân thủ điều trị trong quản lý bệnh hô hấp mạn tính” của BS.CKII. Quách Minh Phong – Khoa Hô hấp, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. HCM.

Suy hô hấp là một tình trạng mà hệ hô hấp không thực hiện được một hoặc cả hai chức năng trao đổi khí: hấp thụ oxy và loại bỏ carbon dioxide. Khi hệ hô hấp không thể thải trừ carbon dioxide khỏi máu, nó sẽ tích tụ trong cơ thể. Ngược lại, nếu hệ hô hấp không hấp thụ đủ oxy, lượng oxy trong máu thấp sẽ gây ra nguy hiểm. Từ đó, nó có thể được phân loại thành suy hô hấp thiếu oxy máu, suy hô hấp tăng CO2 máu hoặc hỗn hợp.

Suy hô hấp còn được phân loại thành cấp tính hoặc mạn tính. Trong khi suy hô hấp cấp tính là một trường hợp cấp cứu, xảy ra đột ngột, phát triển trong vài phút đến vài giờ, đặc trưng bởi sự thay đổi trong khí máu động mạch và pH nhỏ hơn 7,3; thì suy hô hấp mạn tính là một tình trạng cần điều trị lâu dài, ít kịch tính hơn, phát triển trong vài ngày hoặc lâu hơn, có thể không rõ ràng và độ pH thường chỉ giảm nhẹ.

Suy hô hấp mạn tính thường xảy ra khi hệ hô hấp, tim mạch hoặc thần kinh bị tổn thương, có thể gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim…dẫn đến giảm oxy trong máu và tăng CO2 trong máu. Vì vậy, suy hô hấp mạn tính được phân loại thành suy hô hấp thiếu oxy máu hoặc suy hô hấp tăng CO2 máu.  Suy hô hấp mạn tính rất nguy hiểm và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhịp tim bất thường, ngừng thở hoặc hôn mê.

Tại buổi hội thảo, mỗi chuyên đề đều mang lại những bài học thú vị và vô cùng quý giá. Tại đây, các bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ đã có thêm cho mình những bài học và kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, đánh giá phân loại, cách điều trị, lựa chọn thuốc, theo dõi và đánh giá điều trị trên các bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là những bệnh nhân COPD./.

Một số hình ảnh trong hội thảo:

https://b-f11-zpcloud.zdn.vn/5760019805481578227/f2c40829ae01795f2010.jpg

https://b-f11-zpcloud.zdn.vn/8691860951049219404/85180918af30786e2121.jpg

Khung cảnh hội thảo

https://b-f11-zpcloud.zdn.vn/7896398168007116313/162e1b1dbd356a6b3324.jpg

PGS.TS.BS. Lê Tiến Dũng – Khoa Hô Hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Liên Chi Hội Hô hấp TP.HCM

https://b-f11-zpcloud.zdn.vn/5859284615560831453/fa1a197ebf5668083147.jpg

ThS.BS. Trần Thị Thúy Tường – Khoa Thăm dò Chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

https://b-f11-zpcloud.zdn.vn/494084176060940264/c99050e8f6c0219e78d1.jpg

BS.CKII. Quách Minh Phong – Khoa Hô hấp, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. HCM

https://b-f11-zpcloud.zdn.vn/4656722922735633286/629cf5395211854fdc00.jpg

Chủ tọa hội thảo

https://f4-zpc.zdn.vn/5216639655321919726/3c37acbb94a643f81ab7.jpg

Đoàn Chủ tọa chụp hình lưu niệm cùng công ty tài trợ

Tin, ảnh: Phạm Huệ

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)