Hồi sức ngưng tim ngoại viện bằng adrenaline: một tổng quan hệ thống và phân tích meta của thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

 

Adrenaline for out-of-hospital cardiac arrest resuscitation: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.

Steve Lin, Clifton W. Callaway, Prakesh S. Shah, Justin D. Wagner, Joseph Beyene, Carolyn P. Ziegler, Laurie J. Morrison.

http://dx.doi.org/10.1016/j.resuscitation.2014.03.008

0300-9572/© 2014 Elsevier Ireland Ltd. All rights reserved.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

OHDA (Out-of-hospital cardiac arrest): ngưng tim ngoại viện

IHCA (In-hospital cardiac arrests): ngưng tim nội viện

SDA (standard dose adrenaline): liều chuẩn adrenaline

HDA: (high dose adrenaline): liều cao adrenaline

ROSC (Return of spontaneous circulation): hồi phục tuần hoàn tự nhiên

EMS (emergency medical services): dịch vụ cấp cứu y tế

TÓM TẮT

Giới thiệu: Bằng chứng về adrenaline trong hồi sức ngừng tim ngoại viện (OHCA) là không thuyết phục. Chúng tôi đã xem xét một cách hệ thống hiệu quả của adrenaline đối với OHCA ở người lớn.

Phương pháp: Chúng tôi đã tìm kiếm trong MEDLINE, EMBASE và Cochrane Library từ khi thành lập đến tháng 7 năm 2013 cho các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) đánh giá adrenaline liều chuẩn (SDA) so với giả dược, adrenaline liều cao (HDA) hoặc vasopressin (sử dụng đơn độc hoặc kết hợp) ở người lớn OHCA. Phân tích gộp được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Phân tích phân nhóm được thực hiện phân tầng theo kiểu nhịp và theo số liều thuốc. Kết cục chính là tỷ lệ sống sót khi xuất viện và kết cục phụ là sự hồi phục tuần hoàn tự phát (ROSC), tỷ lệ sống sót khi nhập viện và kết cục về thần kinh.

Kết quả: Mười bốn RCT (n = 12,246) đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào: 1 so sánh SDA với giả dược (n = 534), 6 so sánh SDA với HDA (n = 6174), 6 so sánh SDA với phối hợp adrenaline/vasopressin (n = 5202), và một so sánh SDA với vasopressin đơn thuần (n = 336). Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống sót được xuất viện hoặc biến chứng thần kinh trong bất kỳ nhóm so sánh nào, bao gồm cả phân tích phân nhóm. SDA cho thấy cải thiện ROSC (RR 2,80, KTC 95% 1,78-4,41, p <0,001) và tỷ lệ sống khi nhập viện (RR 1,95, KTC 95% 1,34–2,84, p <0,001) so với giả dược. SDA cho thấy giảm ROSC (RR 0,85, KTC 95% 0,75–0,97, p = 0,02; I 2 = 48%) và tỷ lệ sống khi nhập viện (RR 0,87, KTC 95% 0,76–1,00, p = 0,049; I 2 = 34%) so với HDA. Không có sự khác biệt về kết quả giữa SDA và vasopressin đơn thuần hoặc kết hợp với adrenaline.

Kết luận: Không có lợi ích của adrenaline trong sự sống sót xuất viện hay biến chứng thần kinh. Có sự cải thiện về tỷ lệ sống sót khi nhập viện và ROSC với HDA với SDA và SDA với giả dược.

Người dịch: Bs Tạ Hoàng Thanh Phụng, Khoa Cấp cứu, BVĐKTT An Giang

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)