Hiệu quả của việc điều trị bằng thiamine đối với độ thanh thải lactate và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân sốc nhiễm trùng.

 

Effect of Thiamine Administration on Lactate Clearance and Mortality in Patients With Septic Shock.

Jordan A. Woolum; Erin L. Abner; Andrew Kelly; Melissa L. Thompson Bastin; Peter E. Morris; Alexander H. Flannery.

Critical Care Medicine. Publish Ahead of Print:, JUL 2018

DOI: 10.1097/CCM.0000000000003311

Mục tiêu:

Càng ngày có nhiều bằng chứng cho thấy những bệnh nhân nặng thường thiếu hụt thiamine. Chúng tôi giả thuyết rằng những bệnh nhân nặng với sốc nhiễm trùng được cho thiamine sẽ cải thiện nồng độ lactate và kết cục lâm sàng tốt hơn nhóm không được điều trị bằng thiamine.

Thiết kế:

Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, đơn trung tâm, bắt cặp.

Nơi nghiên cứu:

Trung tâm y khoa hạng ba

Bệnh nhân:

Những bệnh nhân người lớn nhập viện được chẩn đoán theo mã ICD 9 hoặc ICD 10 của sốc nhiễm trùng nhập khoa ICU với bệnh nội khoa hoặc phẫu thuật.

Can thiệp:

Không

Các phương pháp đo lường và kết quả chính:

Những bệnh nhân được điều trị bổ sung thiamine TM trong 24 giờ sau khi nhập viện so sánh với nhóm chứng có độ nặng tương đương nhưng không dùng thiamine. Mục tiêu chính được xác định liệu thiamine có làm giảm nồng độ lactate trong sốc nhiễm trùng. Mục tiêu phụ gồm giảm tỷ lệ tử vong sau 28 ngày, suy thận cấp phải lọc thận, thuốc vận mạch và ngày không thở máy. Có 2.274 bệnh nhân được tầm soát, chỉ có 1.049 bệnh đủ tiêu chuẩn. Nghiên cứu bao gồm 123 bệnh nhân được điều trị bằng thiamine bắt cặp với 246 bệnh không cho thiamine có cùng độ nặng. Dựa trên mô hình sống sót Fine-Gray, việc điều trị bằng thiamine cải thiện nồng độ lactate (tỷ lệ hazard 1,307; KTC 95%, 1,002 – 1,704). Điều trị bằng thiamine cũng làm giảm tỷ lệ tử vong sau 28 ngày (tỷ lệ hazard 0,6; KTC 95%, 0,490 – 0,905). Không có sự khác biệt nào về kết cục điều trị ở mục tiêu phụ.

Kết luận:

Điều trị bằng thiamine cho các bệnh sốc nhiễm trùng trong 24 giờ sau nhập viện làm cải thiện độ thanh thải lactate và giảm tỷ lệ tử vong trong 28 ngày so với nhóm chứng.

Người dịch: BS.CKII Phạm Ngọc Kiếu, Trưởng khoa ICU, BVĐKTT An Giang

 

 

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)