Hiệu quả của truyền hồng cầu lắng trong bệnh nặng: một tổng quan hệ thống các y văn

Efficacy of red blood cell transfusion in the critically ill: a systematic review of the literature.

Crit Care Med. 2008 Sep;36(9):2667-74.

Marik PE, Corwin HL. Division of Pulmonary and Critical Care Medicine, Thomas Jefferson University, Philadelphia, PA, USA. paul.marik@jefferson.edu

Đặt vấn đề: Truyền hồng cầu lắng (Red blood cell: RBC) hay gặp trong ICU, chấn thương, và những bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên, hematocrit nên được duy trì trong từng bệnh nhân cá biệt bởi vì những nguy cơ của truyền thêm RBC giúp lợi ích hơn  vẫn chưa rõ ràng.

Mục tiêu: Một tổng quan hệ thống các y văn để xác định sự liên quan giữa truyền RBC và tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nhập viện có nguy cơ cao. Nguồn dữ liệu: Medline, Embase, Cochrane Register of Controlled Trials, và tổng quan trích dẫn chính có liên quan và các bài tổng quan có liên quan. Lựa chọn nghiên cứu (NC): Các nghiên cứu đoàn hệ đánh giá ảnh hưởng độc lập của truyền RBC trên các kết cục bệnh nhân. Sàng lọc từ 571 bài báo, 45 đáp ứng tiêu chí đưa vào và lấy ra dữ liệu.

Trích dẫn dữ liệu: Bốn mươi lăm nghiên cứu bao gồm 272.596 bệnh nhân  (các kết cục từ một nghiên cứu được báo cáo trong bốn ấn phẩm riêng biệt). Đo lường kết cục tử vong, nhiễm trùng, hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan, và hội chứng suy hô hấp cấp. Các nguy cơ toàn bộ so với  lợi ích của truyền RBC trên kết cục bệnh nhân trong từng nghiên cứu được phân loại như là (i) nguy cơ giá trị hơn lợi ích, (ii) nguy cơ và lợi ích bằng nhau và (iii) lợi ích hơn nguy cơ. Tỷ số odds và khoảng tin cậy (KTC) 95% cho mỗi kết cục được ghi nhận nếu có. Các tỷ số odds gộp lại được xác định bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp.

Tổng hợp dữ liệu: Bốn mươi năm nghiên cứu quan sát với trung bình của 687 bệnh nhân /cho 1 nghiên cứu (dao động: 63-78.974) được phân tích. 42 trong số 45 NC có nguy cơ nhiều hơn lợi ích, 2 NC có nguy cơ và lợi ích ngang nhau và chì có 1 NC duy nhất (bệnh nhân cao tuổi với nhồi máu cơ tim cấp và  hematocrit <30%) có lợi ích nhiều hơn nguy cơ. 17/18 nghiên cứu  chứng minh rằng truyền RBC là  một yếu tố dự báo độc lập về tỷ lệ tử vong; tỷ số odds gộp (12 NC) là 1,7 (khoảng tin cậy 95%, 1,4-1,9). Hai mươi hai NC xem xét sự tương quan giữa truyền RBC và nhiễm trùng bệnh viện; trong tất cả các nghiên cứu này truyền máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với nhiễm trùng. Tỷ số odds gộp (gồm 9 nghiên cứu) có biến chứng nhiễm trùng là 1,8 (khoảng tin cậy 95%, 1,5-2,2). Tương tự truyền RBC làm tăng nguy cơ gây hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (3 nghiên cứu) và hội chứng suy hô hấp cấp (6 nghiên cứu). Tỷ số odds gộp gây hội chứng suy hô hấp cấp là 2,5 (khoảng tin cậy 95%, 1,6-3,3).

Kết luận: Mặc dù có những hạn chế vốn có trong việc phân tích các nghiên cứu đoàn hệ, phân tích của chúng tôi cho thấy rằng ở người lớn, bệnh nhân ICU, bệnh nhân chấn thương, và bệnh nhân phẫu thuật, truyền hồng cầu lắng có liên quan với sự gia tăng bệnh tật và tử vong, vì vậy  trong thực hành truyền máu hiện nay cần được đánh giá lại. Những nguy cơ và lợi ích của truyền hồng cầu lắng  nên được đánh giá ở mỗi bệnh nhân trước khi truyền.

Người dịch: Bs Trung và Bs Ánh, khoa ICU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)