Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị bệnh suyễn ở người lớn: một phân tích tổng hợp

Chan WWChiou EObstein KLTignor ASWhitlock TL.

Source: Division of Gastroenterology, Hepatology, and Endoscopy, Department of Medicine, Brigham and Women’s Hospital, HarvardMedicalSchool, Boston, MA02115. wwchan@partners.org 

The efficacy of proton pump inhibitors for the treatment of asthma in adults: a meta-analysis.Arch Intern Med. 2011 Apr 11;171(7):620-9.

Đặt vấn đề: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra những bệnh nhân suyễn. Điều trị với thuốc ức chế bơm proton (PPI) cải thiện và kiểm soát suyễn vẫn còn tranh cãi. Mục tiêu chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả của PPI bằng cách đo lường các kết cục khách quan và chủ quan.

Phương pháp: Tìm kiếm y văn trên MEDLINE (từ tháng 1/1950- 2010). PubMed (từ tháng 1/1950-2010. EMBASE (từ tháng 1/1980-2010) và các thử nghiệm lâm sàng (RCTs) đăng ký trong thư viện Cochrane (cho đến 31-1-2010). Tất cả các nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên có đánh giá hiệu quả điều trị PPI trong bệnh suyễn ở người lớn được lựa chọn. Kết cục chính được quan tâm là tỉ lệ lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) vào buổi sáng. Kết cục phụ khách quan là tỉ lệ PEF vào buổi tối và thể tích thở ra gắng sức trong một giây; kết cục chủ quan (điểm số triệu chứng suyễn và điểm số bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống bệnh nhân suyễn). Các ảnh hưởng về đặc tính trên kết cục được kiểm tra bởi phân tích nhóm và hồi qui tổng hợp.

Kết quả: Mười một thử nghiệm (gồm 2524 bênh nhân) đủ tiêu chuẩn chọn lựa. Nhìn chung, những bệnh nhân được điều trị với PPI có PEF trung bình vào buổi sáng cao hơn so với placebo (khác biệt có ý nghĩa, 8.68L/min [khoảng tin cậy 95%, 2.35-15.02]). Không có chênh lệch về cỡ mẫu, tính theo thời gian và sai lệch do xuất bản giữa các thử nghiệm. Phân tích phân nhóm cho thấy hướng cải thiện PEF vào buổi sáng ở các bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( khác biệt có ý nghĩa,16.90L/min [KTC 95%, 0.85-32.95]). Phân tích kết cục phụ (điểm số các triệu chứng suyễn, điểm số  câu hỏi chất lượng cuộc sống bệnh suyễn, tỉ lệ PEF buổi tối và thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây, cho thấy không có ý nghĩa khác biệt giữa 2 nhóm PPI và placebo.

Kết luận: Điều  trị ức chế bơm proton ở bệnh nhân người lớn bị suyễn cho thấy cải thiện ít về tỉ lệ lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) vào buổi sáng, mức độ cải thiện này chưa có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Chưa đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng PPI  trong điều trị thường qui cho bệnh nhân suyễn.

Người dịch: BS Lâm, Khoa KB, BV An Giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)