Hiệu quả của probiotics trong táo bón chức năng ở người lớn: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên

Am J Clin Nutr. 2014 Aug 6. pii: ajcn.089151.

The effect of probiotics on functional constipation in adults: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.

Dimidi EChristodoulides SFragkos KCScott SMWhelan K.

Đặt vấn đề:

Táo bón chức năng là một rối loạn tiêu hóa nặng nề phổ biến mà điều trị vẫn còn khó khăn. Lợi khuẩn ngày càng được nghiên cứu trong quản lý táo bón.

Mục tiêu:

Mục đích là để nghiên cứu tác dụng của probiotics (lợi khuẩn) vào thời gian vận chuyển trong ruột, tống xuất phân, và các triệu chứng táo bón ở người lớn bị táo bón chức năng thông qua một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

Thiết kế:

Các nghiên cứu được xác định bằng cách tìm kiếm 4 cơ sở dữ liệu điện tử, hồi cứu tài liệu tham khảo, liên hệ với tác giả, và tìm kiếm bằng tay các tóm tắt. Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên báo cáo việc sử dụng lợi khuẩn ở người lớn bị táo bón chức năng được thu nhận. Hai nhà quan sát độc lập thực hiện kiểm tra, khai thác dữ liệu, và đánh giá sai lệch. Dữ liệu kết quả được tổng hợp bằng cách tính sự khác biệt trung bình (WMDs) hoặc khác biệt trung bình chuẩn (SMDS) qua việc sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên.

Kết quả:

Tổng cộng có 660 hồ sơ đã được xác định trong đó có 14 là đủ điều kiện (1182 bệnh nhân). Nhìn chung, lợi khuẩn làm giảm đáng kể thời gian vận chuyển toàn bộ ruột 12,4 h (95% CI: -22,3, -2,5 h) và tăng số lần đi tiêu 1,3 đi tiêu / tuần (KTC 95% : 0,7, 1,9 đi tiêu / tuần), và điều này có ý nghĩa với Bifidobacterium lactis (WMD: 1,5 đi tiêu / tuần, KTC 95%: 0,7, các chuyển động ruột 2.3 / tuần) nhưng không có ý nghĩa với Lactobacillus casei Shirota (WMD: -0.2 đi tiêu / tuần, KTC 95% : -0.8, 0.9 đi tiêu / tuần). Lợi khuẩn cải thiện trạng thái (consistency) phân (SMD: 0,55; KTC 95%: 0,27, 0,82), và điều này là có ý nghĩa với B. lactis (SMD: 0,46; KTC 95%: 0,08, 0,85) nhưng không có ý nghĩa với L. casei Shirota (SMD : 0,26; KTC 95%: -0.30, 0.82). Không có biến cố bất lợi nghiêm trọng được báo cáo. Có sai lệch cao về mất đối tượng theo dõi (attrition) và báo cáo (reporting), còn sai lệch lựa chọn (selection bias) thì không rõ ràng.

Kết luận:

Lợi khuẩn có thể cải thiện thời gian vận chuyển toàn bộ ruột, số lần đi tiêu, và trạng thái phân, với phân tích phân nhóm cho thấy tác dụng có lợi của B. lactis nói riêng. Tuy nhiên, cần thận trọng với việc giải thích các dữ liệu do tính không đồng nhất cao và nguy cơ sai lệch. Cần có thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đầy đủ để xác định tốt hơn các loài hay chủng, liều lượng và thời gian sử dụng các lợi khuẩn có hiệu quả nhất.

Người dịch: BS CKII Phạm Chí Hiền-BVĐKTTAG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)